Tại Sao Nhật Bản Lại Có Năng Suất Làm Việc Thấp?

Là một đất nước đi đầu trong công cuộc tự động hóa, tập trung nâng cao khả năng sản xuất nhưng nhìn chung, Nhật Bản lại là nước có năng suất làm việc thấp nhất trong nhóm G7. Vậy đâu là nguyên nhân khiến năng suất làm việc tại Nhật Bản thấp hơn những quốc gia khác?

Theo Koichiro Imano – cựu giáo sư tại Đại học Gakushuin Tokyo. “Họ rất nghiêm ngặt và vì vậy năng suất lao động tại các nhà máy thường rất cao. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn khác đối với nhóm công nhân cổ cồn trắng (nhân viên văn phòng)”.

1. Thời gian làm việc tại Nhật Bản quá dài từ 8.9 tiếng/ ngày 

Nền kinh tế dịch vụ chiếm đến 2/3 nền kinh tế Nhật Bản. Và những “salaryman” đại diện cho nhóm này quan trọng thời gian ngồi tại văn phòng hơn là năng suất làm việc của nhân viên. 

Theo một nghiên cứu của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế), đàn ông Nhật Bản làm việc lâu nhất thế giới trung bình 8.9 giờ mỗi ngày, trong khi đó Hoa Kỳ là 7.9 và Anh là 7.3 giờ. 

Ngoài việc làm việc quá giờ khiến năng suất lao động đi xuống, thì sức khỏe cũng là vấn đề đáng quan tâm. Hiện tượng karoshi - đột tử do làm việc quá độ đang ngày một tăng trong xã hội Nhật Bản trong thời gian gần đây. 

Một người đàn ông Nhật Bản trên đường về nhà sau ngày dài làm việc

2. Nhật Bản đang thiếu nhân lực trầm trọng

Vấn đề dân số già và tỷ lệ sinh thấp luôn là một nỗi đau trong lòng Nhật Bản. Chính phủ đang cố gắng giải quyết nhưng tình trạng này đang được cải thiện với tốc độ tương đối chậm.

Các công ty Nhật Bản như một tập thể. Nếu tôi rời công ty sớm, ai đó sẽ phải làm thay phần việc của tôi và điều đó khiến tôi cảm thấy tội lỗi”, một nhân viên IT 42 tuổi tại Nhật cho biết. 

Tinh thần trách nhiệm cũng như tính tự tôn và văn hóa truyền thống ưu tiên nơi làm việc lên hàng đầu đã đẩy họ vào những giờ làm việc thêm với năng suất thấp, không những không giải quyết được vấn đề mà những giờ làm việc này có khi lại vô nghĩa.   

3. Nhật Bản vẫn duy trì những mảng kinh doanh không hiệu quả 

Một vài công ty Nhật Bản không có lãi nhưng vẫn cố duy trì hoạt động để có thể tạo việc làm cho nhân viên”, Yasuhiro Kiuchi – chuyên gia nghiên cứu tại Trung tâm Năng suất lao động Nhật Bản tại Tokyo nói. “Ở Nhật Bản, trường hợp các công ty vẫn duy trì kinh doanh nếu chưa đến mức thua lỗ quá nặng nề là khá phổ biến”.

4. Người Nhật thường không sử dụng ngày nghỉ phép

Mọi người có lẽ còn nhớ đến vụ việc chấn động Nhật Bản vào tháng 12/2015. Một nữ nhân viên làm việc quá sức tại tập đoàn Dentsu dưới áp lực lớn và kéo dài dẫn đến tự tử. Đó như một hồi chuông cảnh tỉnh cho xã hội lao động Nhật Bản và sự nhìn nhận từ phía chính quyền về cái chết của cô nhân viên 24 tuổi.  

Báo cáo của chính quyền Tokyo cho thấy 1/4 số lao động của các công ty Nhật phải làm thêm hơn 80 tiếng/ tháng 12% số lao động phải làm thêm 100 tiếng/ tháng.

Họ không dùng hết ngày phép hàng năm, tránh nghỉ phép nếu như không thật sự cần thiết hay việc nghỉ phép để đi chơi sẽ khiến họ cảm thấy có lỗi với sếp và đồng nghiệp. 

Mặt khác, theo kết quả điều tra, người Nhật có tỷ lệ nghỉ phép thấp dễ thăng tiến hơn. Giống như làm thêm giờ, việc không nghỉ phép được coi là tốt hơn và có lợi hơn đối với nhân viên công ty Nhật. 

5. Nhật Bản đi sau trong quá trình số hóa 

Trong thời đại số hóa, dường như Nhật Bản đã bị bỏ lại so với những quốc gia phát triển khác. Theo một nghiên cứu gần đây về việc hiệu quả khi làm việc online do viện nghiên cứu Nomura công bố, tỷ lệ làm việc từ xa ở Nhật Bản thấp nhất trong 8 nước được khảo sát. Tỷ lệ làm việc từ xa ở Hoa Kỳ trước và sau dịch bùng phát lần lượt là 32% và 61%, tại các khu vực thành thị Trung Quốc là 35% và 75%. Trong khi đó, tỷ lệ ở Nhật Bản lại vô cùng thấp, chỉ 9% trước dịch và 31% sau khi dịch bùng phát. 

Người Nhật chậm chân hơn những quốc gia khác trong việc số hóa môi trường công sở

Cùng với môi trường làm việc tại Nhật Bản có nhiều bất cập, thì việc làm việc tại nhà lại phát sinh một số hệ lụy khác. Một cuộc tranh luận nổ ra khi so sánh năng suất làm việc tại nhà giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Theo ý kiến dư luận, nguyên nhân của năng suất thấp ở Nhật Bản là do quy trình làm việc và trách nhiệm của từng người không được rõ ràng. Các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ không thật sự muốn làm rõ trách nhiệm cũng như ghi lại quá trình kinh doanh. Họ sẽ giải quyết các vấn đề xảy ra bằng cách họp mặt, cả nể và không ghi chép lại rõ ràng những vấn đề để có thể hệ thống chúng lại làm tư liệu cho lần sau. Điều này khiến cho việc họp online diễn ra khó khăn hơn và sự quy trình làm việc của mọi người trở nên lỏng lẻo, thiếu kết nối. 

Xem thêm thông tin về Nhật Bản tại đây.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công ty TNHH TM Du lịch và Dịch vụ Sông Hàn - Chi nhánh TP.HCM

Địa chỉ: Lửng 01, tầng lửng, Tòa nhà Trung tâm Tài chính Bảo Việt, 233 Đồng Khởi, P.Bến Nghé, Q.1

Hotline: 02873012939

Email: [email protected]

 

Bản quyền thuộc về Công ty TNHH TM Du Lịch và Dịch vụ Sông Hàn
Giấy phép kinh doanh số 0400423715 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Đà Nẵng cấp ngày 27/05/2002
Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế số: 48-016/2022/TCDL-GPLHQT được Tổng cục Du lịch cấp lần 2 ngày 12/08/2022