Chắc hẳn bạn không còn xa lạ với chú chó Hachiko. Chú chó trung thành nằm đợi chủ ở nhà ga Shibuya. Giờ đây, bức tượng của chú chó nằm ở Shibuya là một địa điểm hẹn nhau của đông đảo người dân thủ đô.
1. Chú chó Hachiko không phải đến từ Tokyo
Dù bức tượng của chú được đặt ở Shibuya nhưng chú chó không đến từ đây hay Tokyo. Hachiko được sinh ra ở thành phố Odate, tỉnh Akita và năm 1923. Người chủ Hidesaburo Ueno – một nhà khoa học nông nghiệp của trường đại học Tokyo đã mua lại chú chó con này với giá $30. Chú chó được mang đến Tokyo sau đó 20 giờ. Cái tên Hachi có nghĩa là số 8 may mắn trong văn hóa Nhật Bản.
2. Chú chó bị bắt nạt
Sau khi người chủ cũ qua đời năm 1925, chú chó bị mang đi bởi nhiều người chủ khác. Nhưng sau đó, Hachiko vẫn chạy về nơi mà chú chó gặp người chủ đầu tiên của mình vào mỗi buổi sáng. Chú chó đã ở lại nhà Kobayashi – người làm vườn nhà Ueno vì nơi đây gần với nhà ga để có thể dễ dàng ghé thăm mỗi ngày. Điều này kéo dài suốt 10 năm để chờ đợi Ueno quay trở về. Có nhiều câu chuyện khác nhau kể về việc chú chó bị đánh đập bởi những người đi đường khi chú đang ngồi chờ đợi người chủ cũ.
3. Câu chuyện là nguồn cảm hứng toàn cầu vào năm 1932
Sau khi Hirokichi Saito – Chủ tịch Nihon Ken Hozokai nghe về câu chuyện của Hachi, Saito đã xuất bản bài viết trên báo Asahi Shimbun. Câu chuyện ngây lập tức rung động hàng triệu con tim đọc giả. Để thể hiện sự trung thành và sự tận tâm, chữ “ko” được thêm vào cuối tên của Hachi. Từ đó, mọi người biết đến tên chú là Hachiko.
4. Chú chó đã nhìn thấy lễ buổi khánh thành bức tượng của mình
Đây là một điều không thường gặp khi một người hay một con chó được nhớ đến khi vẫn còn sống. Tuy nhiên, Hachiko đã được nhìn thấy bức tượng của mình vào năm 1934. Theo lời đồn đại, những người lừa đảo đã cố gắng kiếm chát bằng việc tuyên bố họ đã dựng nên bức tượng này. Teru Ando - một người quen của Saito được hối thúc hoàn thành tác phẩm của anh trước khi những người khác chiếm đoạt nó.
5. Bức tượng đã bị nung chảy thành đường tàu
Bức tượng Hachiko đã bị nung chảy trước khi kết thúc cuộc chiến Thái Bình Dương. Một số người cho rằng phần kim loại đó đã trở thành một phần của đường ray Tokaido. Takeshi – con trai của Ando đã xây dựng một bức tượng mới sau chiến tranh. Đây là bức tượng bạn đang thấy đến ngày hôm nay.
6. Hachiko và Ueno đoàn tụ sau 90 năm chia xa
80 năm sau khi Hachiko mất, đại học Tokyo đã tạo nên một bức tượng tưởng nhớ đến Hachiko và người chủ của nó. Sự đoàn tự này đến từ việc quyên góp 10,000,000 yên từ nhà tài trợ cá nhân và quý doanh nghiệp. Bạn có thể nhìn thấy bức tượng này ở khuông viên trường đại học Tokyo, kế bên công viên Ueno.
Bức tượng hội ngộ trong hân hoan của chú cho Hachiko và chủ nhân l Ảnh Shutterstock
7. Đài tưởng niệm
Một đài tưởng niệm được đặt ở Aoyama Cemetery kế bên mộ Ueno sau khi Hachiko mất vào năm 1935. Nơi đây như một công viên kề bên nhà ga Gaienmae Itchome. Đây cũng là một nơi lý tưởng để ngắm hoa anh đào vào mùa xuân. Ngoài ra, rất nhiều người nổi tiếng cũng được chôn cất nơi này.
8. Bạn có thể nhìn thấy Hachiko nhồi bông
Theo một báo cáo cho biết Hachiko chết vì nội tạng có ký sinh trùng. Họ đã tìm thấy một que xiên của món gà yakitori trong bao tử của chú chó. Sau khi khám nghiệm lại một lần nữa, họ tìm ra rằng chú chó thực chất chết vì bị ung thư. Nếu bạn muốn nhìn thấy Hachiko nhồi bông, bạn có thể đến trường đại học Nông nghiệp Tokyo, gần bên công viên Ueno.
Chú chó nhồi bông được làm từ lông và da cuả Hachiko trưng bày trong viện bảo tàng l Ảnh Shutterstock
9. Hachiko không phải là chú chó duy nhất trong công viên Ueno
Có thể bạn sẽ muốn viến thăm bức tượng của ngài Saigo Takamori, một samurai và chú chó Tsun. Hình ảnh hai chú chó như cặp sư tử đá Komainu kết hợp một cách hoàn hảo như âm dương trước lối vào ngôi đền.
10. Phim điện ảnh
Bộ phim Hachi – Câu chuyện một chú chó (Hachi – A Dog’s Tale) đã được ra mắt vào năm 2009. Đó là một bộ phim cảm động, nhưng được quay ở Mỹ. Để hiểu hơn về cuộc đời chú chó Hachiko, bạn có thể tìm đến bộ phim Hachiko Mongatari.