Nhật Bản là quốc gia có nhiều quy tắc và nghi thức nghiêm ngặt bất thành văn. Do đó, nếu có ý định du lịch Nhật Bản, bạn nhất định không thể bỏ qua các nguyên tắc cơ bản để tránh tình huống khó xử trong giao tiếp.
Tìm hiểu những đặc trưng trong văn hoá ứng xử của người Nhật sẽ giúp chuyến du lịch Nhật Bản của bạn thêm suôn sẻ. (Ảnh: Internet)
1. Lời chào hỏi
Quy tắc quan trọng nhất trong văn hóa chào hỏi của Nhật Bản là cách thức cúi chào. (Ảnh: GettyImages)
Tương tự như các hình thức lễ nghi khác, tốt nhất bạn nên làm theo sự hướng dẫn của người đi cùng hoặc người đang giới thiệu bạn. Người có địa vị thấp sẽ cúi đầu trước và sâu hơn so với người lớn hoặc người có địa vị cao hơn. Tuy nhiên, hầu hết người Nhật, đặc biệt là những người trẻ, thay vì cúi đầu, họ thích chào hỏi nhau bằng cách bắt tay hơn.
Nếu đang gặp gỡ bạn bè, bạn sẽ xu hướng sử dụng “ossu” - lời chào rất thân mật giữa những người bạn nam thân thiết (tuy nhiên, cụm từ này không được sử dụng giữa những người bạn nữ hoặc bạn bè khác giới tính).
2. Sumimasen vs Arigatou
Arigatou là cách nói cảm ơn được dùng nhiều nhất. Từ này nên dùng với những người ngang hàng với bạn hoặc bạn bè thân thiết, người thân trong gia đình. Còn với những người có địa vị cao hơn hoặc xa lạ thì bạn nên sử dụng từ khác mang ý nghĩa kính trọng hơn
Hầu hết chúng ta đều chỉ dùng sumimasen với ý nghĩa là xin lỗi. Tuy nhiên ngoài ý nghĩa đó sumimasen còn mang ý nghĩa là cám ơn trong trường hợp bạn cảm thấy đã làm phiền khi ai đó giúp đỡ mình.
3. Dịch vụ
Nhật Bản không có văn hóa nhận tiền boa (Ảnh: Internet)
Tại một số quốc gia, chào hỏi nhân viên, cảm ơn nhân viên cửa hàng và để lại tiền boa cho người phục vụ khi đi ăn là những hành động phổ biến. Tuy nhiên ở Nhật Bản, mọi thứ hơi khác một chút. Bạn không cần phải đáp lại irasshaimase (chào mừng) khi bước vào cửa hàng hay để lại tiền boa, vì phí dịch vụ đã được tích hợp sẵn trong hóa đơn.
4. Cởi giày trước khi vào nhà
Ở Nhật Bản, chỉ cần là những nơi có sàn nhà thì có nghĩa là bạn phải cởi giày hoặc mang dép. (Ảnh: Wikipedia)
Tại Nhật, việc đi giày vào khu bảo tồn bên trong của một ngôi đền, phòng trà đạo và suối nước nóng được cho là thiếu tôn trọng. Do đó, trước khi bước vào bất cứ ngôi nhà nào ở Nhật Bản, bạn phải cởi bỏ giày dép để ở ngoài cửa. Ở trong nhà thường sẽ có dép đi riêng. Đối với những phòng có nền được trải bằng tatami thì bạn cần bỏ cả dép ở ngoài phòng.
Ngoài ra, trong các phòng khách sạn, thông thường chỉ có một đôi dép để đi trong phòng vệ sinh - hãy nhớ không mang chúng bên ngoài khu vực nhà vệ sinh.
5. Lái xe
Ở Nhật Bản, các phương tiện giao thông bắt buộc phải đi theo làn đường bên trái. (Ảnh: iStock)
Nhật Bản lái xe ở làn đường bên trái, bên phải của người lái xe tương ứng với bên phải của ô tô. Biển báo được đăng bằng tiếng Anh hoặc Romaji (hệ thống ký âm bằng chữ cái Latinh để ghi âm tiếng Nhật) và tốc độ tính bằng km. Bạn được sử dụng Giấy phép lái xe quốc tế và có thời hạn tối đa một năm. Làn đường dành cho xe đạp bị hạn chế ở Tokyo, vì vậy bạn sẽ sử dụng chung đường với các phương tiện giao thông khác.
6. Tiếng Nhật vs Tiếng Anh
Người Nhật ít khi sử dụng tiếng Anh. (Ảnh: Japan Times)
Các bảng chỉ dẫn và thông báo bằng tiếng Anh không được phổ biến rộng rãi, ngoại trừ ở các khu du lịch lớn như Công viên Yoyogi và tại các ga tàu điện ngầm. Nhiều người Nhật không hoặc ngại nói tiếng Anh. Ngoài ra, do số lượng lớn người nước ngoài ở các thành phố như Tokyo nói tiếng Nhật khá tốt. Và người dân địa phương thì thích sử dụng tiếng địa phương của họ hơn.
Tuy nhiên, sinh viên đại học chuyên ngành ngôn ngữ và các chuyên gia sử dụng tiếng Anh cho công việc sẽ rất vui khi được thực hành với du khách.
Đừng quên Sông Hàn Tourist luôn cập nhật các thông tin thú vị về du lịch và văn hóa Nhật Bản ngay tại đây: https://songhantourist.com/trang/thong-tin-du-lich.html
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Công ty TNHH TM Du lịch và Dịch vụ Sông Hàn - Chi nhánh TP.HCM
Địa chỉ: Lửng 01, tầng lửng, Tòa nhà Trung tâm Tài chính Bảo Việt, 233 Đồng Khởi, P.Bến Nghé, Q.1
Hotline: 02873012939
Email: [email protected]