18 điều bí mật về núi Phú Sĩ có thể bạn chưa biết

Là ngọn núi cao nhất nước, Phú Sĩ là một điếm đến ưa thích tiêu biểu khi đến với Nhật Bản cho du khách thập phương. Có đến 300,000 người leo núi đổ về đây mỗi năm.

Được công nhận là Di sản văn hóa thế giới từ năm 2013, núi Phú Sĩ được giới truyền thông săn đón những năm gần đây. Có đến 17 bí mật về ngọn núi này được hé lộ. Cùng tìm hiểu xem những bí mật đó là gì trong bài viết sau!

 

1. “Núi Phú Sĩ đỏ” là gì?

“Núi Phú Sĩ đỏ” là một hiện tượng mà bạn có thể nhìn thấy mỗi khi bình minh và hoàng hôn khi ngọn núi tỏa sáng với ánh sáng đỏ.

nui-phu-si-do-red-fuji

Với hình ảnh mọi người thường thấy núi Phú Sĩ với chiếc mũ trắng trên đỉnh được làm bằng tuyết, bạn sẽ thấy được một màu sắc khác của núi trong một số điều kiện nhất định chuyển sang màu đỏ sẫm đẹp tuyệt vời.

Thời gian để nhìn thấy hình ảnh này là vào cuối hè đầu thu, kết hợp một số điều kiện như trời quang mây và những đám mây phản chiếu tầng trung phản chiếu lại ánh sáng đỏ.

“Núi Phú Sĩ đỏ” cũng là một hiện tượng theo mùa, khi mà băng trên đỉnh núi tan dần, ánh nắng nhuốm màu đỏ cho ngọn núi thêm sống động.

 

2. Diamond Fuji và Pearl Fuji 

(tạm dịch: kim cương Phú Sĩ hay núi Phú Sĩ pha lê)

Núi Phú Sĩ có nhiều hình dạng khách nhau trong những khoảng thời gian khác nhau và tình hình thời tiết khác nhau. Trong những khoảng mặt trời mọc và lặng, khi sự dịch chuyển của mặt trời ngang ngọn núi kết hợp ăn ý với nhau sẽ tạo ra một hiện tượng Diamond Fuji, đỉnh núi sáng lấp lánh như một viên kim cương. Hiện tượng tự nhiên này như một tuyệt tác của tạo hóa dành tặng nơi đây.

nui-phu-si-kim-cuong-diamond-fuji

Pearl Fuji (tạm dịch: Phú Sĩ pha lê) là hiện tượng được nhìn thấy khi mặt trăng ngồi trên đỉnh núi. So với ánh sáng lấp lánh của Diamond Fuji thì Pearl Fuji có vẻ mềm mại, dịu dàng hơn như một viên pha lê. Hiện tượng này chỉ có thể nhìn thấy một lần trong tháng khi trăng rằm.

nui-phu-si-pha-le-pearl-fuji

3. Hình ảnh phản chiếu của núi Phú Sĩ

Khi núi Phú Sĩ được phản chiếu trên mặt hồ phẳng lặng không gợn sóng, bạn có thể nhìn thấy hình ảnh núi Phú Sĩ lộn ngược. Hình ảnh này có thể được nhìn thấy rõ vào những ngày trời không mây, không gió. Hình ảnh phản chiếu của núi Phú Sĩ này bạn có thể bắt gặp trên tờ tiền 1,000 yên.

nui-phu-si-phan-chieu-bong-nui-phu-si

4. Đỉnh núi Phú Sĩ

Khi chân tóc tạo thành chữ M trước trán, người Nhật Bản sẽ cho đó là hình dáng của núi Phú Sĩ. Đây là một trong những thước đo vẻ đẹp của người phụ nữ Nhật Bản trong tranh ukiyo-e.

 

5. Chụp hình núi Phú Sĩ ở đâu?

Hồ Kawaguchiko (tỉnh Yamanashi)

nui-phu-si-duoc-chup-tu-ho-kawaguchiko

Hình ảnh núi Phú Sĩ được chụp từ hồ Kawaguchiko 

Hồ Yamanako (tỉnh Yamanashi)

nui-phu-si-ho-yamanako

Hình ảnh núi Phú Sĩ được chụp từ hồ Yamanako 

Nếu bạn muốn chụp một tấm hình thật đẹp của núi Phú Sĩ, bạn không thể bỏ qua Phú Sĩ ngũ hồ. Được hình thành từ các hoạt động phun trào núi lửa, các hồ Kawaguchiko, Saiko, Yamanakako, Shojiko và Motosuko chứa đầy nước. Bạn có thể chụp được nhiều ảnh phong cảnh khác nhau từ bờ hồ nhìn lên núi Phú Sĩ. Trong số đó, hồ Kawaguchiko và Yamanakako là những địa điểm được các nhà nhiếp ảnh săn đón nhiều hơn cả, dù cho bạn có là dân chuyên nghiệp hay không chuyên. Nếu bạn may mắn, bạn có thể bắt gặp hình ảnh “Phú Sĩ đỏ” và núi Phú Sĩ lộn ngược trên mặt hồ cùng lúc.

Công viên Arakurayama Sengen

Đây là một khung cảnh nổi tiếng có thể nhìn thấy từ công viên Arakurayama Sengen trong thành phố Fujiyoshida, tỉnh Yamanashi. Với tầm nhìn tuyệt đẹp, chùa Chureito cùng với với núi Phú Sĩ tạo thành một bức khung cảnh tráng lệ. Vào mùa xuân và mùa thu, nơi này sẽ thay đổi sắc màu mà đẹp hơn rất nhiều. Đây cũng là khung cảnh đại diện cho Nhật Bản mà bạn thường thấy.

nui-phu-si-chua-chureito

 

6. Thác Shiraito

Thác Shiraito nằm ở thành phố Fujinomiya thuộc tỉnh Shizuoka. Nước đổ từ những bờ đá trắng xóa. Nước ở đây chủ yếu chảy xuống từ núi Phú Sĩ, đặc biệt vào mùa xuân.

thac-nuoc-shiraito-nui-phu-si

Màu xanh sẽ bao phủ nơi đây vào mùa xuân và màu lá phong vào mùa thu. Vào mùa hè, nơi đây có những làn gió mát lành và vào mùa đông, dòng nước cũng không đóng băng mà được duy trì ở 12 độ C.

 

7. Ai là chủ nhân của ngọn núi Phú Sĩ?

Câu trả lời cho câu hỏi “Ai là chủ nhân của núi Phú Sĩ?” mà hầu hết người Nhật Bản sẽ nói rằng “Tất cả mọi người”. Tuy nhiên, ở độ cao 3,360m trên đỉnh ngọn núi, đây là vùng đất tư nhân.

Núi Phú sĩ nằm xen kẽ giữa tỉnh Shizuoka và Yamanashi. Việc xác định ngọn núi này thật sự thuộc tỉnh nào là điều tranh cãi trong suốt một thời gian dài.

Nhiều người sẽ mặc nhiên cho rằng ngọn núi mang tính biểu tượng này thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Tuy nhiên, sự thật là từ tầng thứ 8 trở lên của núi Phú Sĩ là vùng đất tư nhân của đền Fujisan Hongu Sengen Taisha.

Fujisan Hongu Sengen Taisha có nguồn gốc từ việc tôn thờ thần Asama no Okami để làm dịu các đợt phun trào của núi Phú Sĩ. Vì vậy, từ tầng thứ 8 trở lên là vùng đất thiêng của ngôi đền này.

 

8. Bạn có thể làm đám cưới ở núi Phú Sĩ?

Ở đền Fujisan Hongu Sengen Taisha, các lễ cưới có thể được tổ chức ở sảnh chính nếu không trùng với lịch diễn ra các sự kiện hay lễ hội. Các khu vực sơn mài rất đẹp, vào những lúc hoa anh đào và hoa tử đẳng nở rộ sẽ tạo nên một quang cảnh tuyệt đẹp tại ngôi đền Asama.

Lễ cưới sẽ chìm trong âm nhạc cung đình truyền thống khi các nghi thức cổ xưa được thực hiện. Những lời chúc phúc không chỉ dành cho gia đình và bạn bè mà còn cho những du khách đến thăm đền Asama.

 

9. Những trạm dừng khi leo núi Phú Sĩ

Núi Phú Sĩ có độ cao 3,776m. Con đường đi đến đỉnh được chia thành 10 trạm dừng. Trạm dừng đầu tiên là cổng torii của đền Murayamasengen. Có một niềm tin rằng trạm thứ 5 là cõi người và trạm thứ 6 là cõi trời, đây là ranh giới giữa trời và đất.

Ngày hôm nay, những người leo núi thường dừng bắt đầu ở trạm thứ 5, từ đó leo lên tới các trạm cao hơn bằng chính đôi chân của mình.

 

10. Núi Phú Sĩ có mặt trước và mặt sau không?

Núi Phú Sĩ được ngắm nhìn từ vịnh Suruga ở trung tâm tỉnh Shizuoka được gọi là “mặt trước” núi Phú Sĩ. Còn những hình ảnh ta thường thấy được chụp từ Phú Sĩ ngũ hồ được gọi là “mặt sau” núi Phú Sĩ.

Về mặt lịch sử có một nhận định từ xa xưa là chân núi phía nam là “mặt trước” còn chân núi phía bắc là “mặt sau”.

Vị trí núi Phú Sĩ nằm giữa tỉnh Shizuoka và Yamanashi. Hướng nhìn từ tỉnh Yamanashi được gọi là “mặt sau”. Tuy nhiên, người dân Yamanashi nhấn mạnh rằng đây lại chính là “mặt trước”.

Có những cuộc tranh cãi xung quanh núi Phú Sĩ về quang cảnh nhìn từ phía Yamanashi hay Shizuoka đẹp hơn và cuộc tranh luận này chưa đến hồi kết.

 

11. 3 điều người Nhật muốn được nằm mơ thấy “Núi Phú Sĩ, chim ưng và cà tím”

Hình ảnh chú chim ưng

Hình ảnh trái cà tím

“Núi Phú Sĩ, chim ưng và cà tím” là 3 điều mà người Nhật muốn mơ thấy vào ngày đầu năm mới. Nếu những điều này xuất hiện trong giấc mơ của bạn, đây chính là một điềm lành.

Có nhiều giải thích về điều này nhưng có một lý giải rằng 3 cái tên của 3 điều này trùng với phát âm của những từ mang ý nghĩ tốt đẹp như “buji”cho “fuji” có nghĩa là sức khỏe tốt; “taka” (chim ưng) nghe như “takai” (thành công); “nasu” (cà tím) nghe như “nasu” (điều ước thành hiện thực).

 

12. Núi Phú Sĩ từng được gọi là “Ngọn núi Bất tử”   

Ngày nay, núi Phú Sĩ được viết trong tiếng Nhật là [富士山], có nghĩa là ngọn núi thịnh vượng. Nhưng có một số điển tích nói rằng cái tên ban đầu được viết là [不二山], tạm dich là núi Vô Song vì đây là ngọn núi không giống bất kỳ ngọn núi nào ở Nhật Bản.

Một lý thuyết khác lại nói rằng vì tuyết trên đỉnh núi không bao giờ biến mất, nên có cái tên là [不尽山], tạm dịch là núi Vô Tận.

Một giải thuyết khác nữa có liên quan đến thuốc trường sinh bất tử được đề cập trong câu truyện về người chặt tre được pha chế trên đỉnh núi Phú Sĩ, vì vậy tên của ngọn núi ban đầu là núi Bất Tử [不死山].

Ngoài ra, còn một số cái tên khác như [不二山], tạm dịch “duy nhất tồn tại” hay [不尽山], tạm dịch năng lượng vĩnh cửu.

 

13. Từ “Dokkoisho” có nguồn gốc từ núi Phú Sĩ

“Dokkoisho” được nhiều người Nhật dùng để diễn tả một nỗ lực để đứng dậy từ vị trí thấp hơn. Nguồn gốc của từ này được cho là bắt nguồn từ núi Phú Sĩ.

leo-nui-phu-si-dokkoisho-rokko-shojo

Từ lâu, núi Phú Sĩ là một biểu tượng tâm linh của nhiều người dân Nhật Bản. Những người đến đây hành hương đã hô vang cụm từ “Rokkon Shoujou” khi họ tiến lên đỉnh của ngọn núi thiêng. “Rokkon” tượng trưng cho sáu giác quan của con người như mắt, mũi, tai, lưỡi, thân và tâm. Cụm từ “Rokko Shoujou” có nghĩa là làm sạch các giác quan khi từ này được hô vang lên, nghe như “Dokkoisho”. Và đây có thể là nguồn gốc của từ này.

 

14. Sinh vật lạ Mossie

Vào những năm 1970, có một sinh vật lạ có tên là Mossie được nhìn thấy ở hồ Motosu thuộc tỉnh Yamanashi. Thông tin này đã gây chấn động lớn vào thời điểm đó.

Mossie dài 30m với một vài cái bướu trên lưng và thân hình gồ ghề giống như cá sấu. Tuy nhiên, giống như Nessie, danh tính thật sự của một sinh vật như Mossie đến nay vẫn còn là bí ẩn.

Bên cạnh rất nhiều giả thuyết được đặt ra, có một giả thuyết được nhiều người chấp nhận hơn cả chính là nó có thể là một con cá sấu khổng lồ được thả vào hồ Motosu.

 

15. Núi Phú Sĩ là địa điểm trượt tuyết đầu tiên của Nhật Bản 

Trượt tuyết là môn thể thao mùa đông. Đến ngày nay, nhiều người vẫn đổ xô đến các khu trượt tuyết nghỉ mát để vui chơi trong tuyết. Có thể bạn không biết rằng núi Phú Sĩ là địa điểm đầu tiên cho hoạt động này ở Nhật Bản.

truot-tuyet-tren-nui-phu-si-fuji-skiing

Trở về năm 1911, khi những người lính Úc - Thiếu tá Theodor Edler von Lerch - được mệnh danh là cha đẻ của môn trượt tuyết ở Nhật Bản và Egon von Kratzer đã trượt tuyết từ chặn thứ 9 của núi Phú Sĩ, đánh dấu sự khởi đầu cho bộ môn này ở Nhật Bản.

Bạn có thể thấy một tấm bảng được đặt ở chặng 5 của núi Phú Sĩ để kỷ niệm sự kiện này. Và bạn có biết người Nhật đầu tiên trượt tuyết ở Nhật Bản là ai? Đó chính là Koki Takei và Hajime Katsuda vào năm 1935.

 

16. Núi Phú Sĩ là ngọn núi lửa đang hoạt động bao gồm ba ngọn núi lửa

Núi Phú Sĩ là điểm đến ưa thích của những nhà leo núi vào mùa hè, thời gian thích hợp nhất cho việc chinh phục ngọn núi này. Nhưng bạn có biết rằng núi Phú Sĩ vẫn là một ngọn núi lửa đang hoạt động?

nui-lua-phu-si

Bề ngoài, núi Phú Sĩ trông như một ngọn núi nhưng thực tế, núi Phú Sĩ được tạo thành từ ba ngọn núi lửa nối tiếp nhau tên là Komitake, Ko-Fuji và Shin-Fuji.

Núi lửa Komitake được ghi nhận lần phun trào đầu tiên từ 600,000 năm về trước. Khoảng 100,000 năm về trước là thời gian phun trào của Ko-Fuji và gần đây nhất là Shin-Fuji 10,000 năm về trước và định hình núi Phú Sĩ ngày hôm nay.

Lần cuối cùng núi Phú Sĩ hoạt động là 300 năm về trước và được nhận định là ngọn núi lửa ngừng hoạt động. Thế nhưng, vào những năm 1960, Văn phòng Khí tượng đã thay đổi định nghĩa về núi lửa đang hoạt động là những núi lửa đã từng phun trào trước đó. Kể từ đó, núi Phú Sĩ được ghi nhận là ngọn núi lửa đang hoạt động. Vào năm 2003, Ủy ban điều phối dự đoán các vụ phun trào núi lửa đã định nghĩa lại một ngọn núi lửa đang hoạt động là một ngọn núi lửa đã phun trào trong vòng 10,000 năm trước đó và vẫn đang có dấu hiệu phun trào trở lại. Với định nghĩa mới nhất này, núi Phú Sĩ được đánh giá là một ngọn núi lửa đang hoạt động.  

 

17. Người phụ nữ đầu tiên leo lên đỉnh núi Phú Sĩ đã cải trang thành nam giới

Ngày nay, núi Phú Sĩ là địa điểm leo núi ưa thích cho cả đàn ông và phụ nữ. Nhưng bạn có biết phụ nữ đã từng bị cấm thực hiện hoạt động này mãi cho đến năm 1872?

Những năm hồi đó, những người hành hương sẽ leo lên núi Phú Sĩ cho những buổi tập luyện. Việc có phụ nữ xung quanh sẽ làm họ xao nhãn việc luyện tập. Từ đó, việc phụ nữ đặt chân đến đây là một điều cấm kỵ.

Vì thế, một người phụ nữ có tên Tatsu Takayama, người rất muốn leo lên ngọn núi này đã tự cắt tóc mình ngắn đi và ăn mặc như một người đàn ông với một quyết tâm sắt đá là chinh phục ngọn núi này.

Năm 1833, Tatsu và 5 người đàn ông khác đã đến được đỉnh mà không gặp bắt trắc gì. Và từ đó, bà là người phụ nữ đầu tiên leo núi Phú Sĩ.

Sau đó, Tatsu trở thành người ủng hộ bình đẳng giới và nỗ lực dỡ bỏ lệnh cấm phụ nữ leo núi Phú Sĩ.

 

18. Ai là người ngoại quốc đầu tiên đặt chân lên đỉnh núi Phú Sĩ?

Những du khách đến với núi Phú Sĩ có thể sẽ nhìn thấy tấm bảnh tưởng niệm Rutherford Alcock gần trung tâm thông tin ngôi đền Murayamasengen của thành phố Fujinomiya.

Ngài Alcock là đại sứ Anh đầu tiên ở Nhật Bản. Anh ấy đã leo lên đỉnh núi vào năm 1860 cùng với chú chó của mình và 100 người hộ tống.

----

Cho những người yêu thích Nhật Bản hay ghé thăm Nhật Bản lần đầu tiên thì núi Phú Sĩ là một điểm nhấn không thể thiếu đại diện cho Nhật Bản. Khi biết thêm những thông tin này, mong rằng bạn sẽ có một cái nhìn mới về ngọn núi đặc biệt này.

______________

Có thể bạn quan tâm: 

Top 5 địa điểm du lịch dưới chân núi Phú Sĩ 

Du lịch Nhật Bản mùa hè - Chinh phục ngọn núi Phú Sĩ

Chuyến bay tham quan núi Phú Sĩ

Bản quyền thuộc về Công ty TNHH TM Du Lịch và Dịch vụ Sông Hàn
Giấy phép kinh doanh số 0400423715 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Đà Nẵng cấp ngày 27/05/2002
Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế số: 48-016/2022/TCDL-GPLHQT được Tổng cục Du lịch cấp lần 2 ngày 12/08/2022