Lý do thị trường lao động Nhật Bản ngày càng kém thu hút người Việt Nam

Trong tổng số lao động nước ngoài tại Nhật Bản, lao động đến từ các quốc gia Đông Nam Á chiếm hơn 40%. Tuy nhiên, Nhật Bản dần kém thu hút lực lượng lao động nước ngoài. Cụ thể, chỉ số thu hút lao động đến từ Việt Nam giảm từ 36.7 (2011) xuống còn 20.5 (2021).

Với việc đồng yên mất giá đột biến xảy ra những tháng gần đây đã khiến cho cộng đồng thực tập sinh Việt Nam ở Nhật Bản phải nhìn nhận lại mức lương của mình tại đất nước mặt trời mọc. Ngay cả giới trẻ Nhật Bản cũng đổ xô các nước tiên tiến khác để tìm kiếm công việc với mức lương tốt hơn.  

Lương của người Nhật gần như không tăng trong hay thập kỷ

Một bí ẩn xoay quanh nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới: Tại sao lương ở Nhật Bản không tăng trong hai thập kỷ?

Từ thời thủ tướng Fumio Kishida, ông đã chỉ ra rằng tăng lương là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách kinh tế của ông. Tuy nhiên, không có một giải pháp hiệu quả nào đã được diễn ra.

Các nhà kinh tế chỉ ra rằng bởi rất nhiều nguyên nhân gây nên điều này như giảm phát kéo dài hàng thập kỷ, văn hóa làm việc và một số lượng lớn lao động thời vụ.

Theo OECD, mức lương trung bình của người Nhật đã tăng lên $38,395 vào năm 1997, sau đó gần như đi đi ngang. Đến năm 2020, mức lương trung bình của người Nhật được ghi nhận là $38,515.

Trong cùng một khoản thời gian đó, mức lương trung bình ở các quốc gia khác đều tăng khá nhiều, thập chí là tăng đột biến.

Ví dụ như ở Hàn Quốc, mức lương trung bình năm 1990 là $21,830, mức lương này đã tăng lên đến $41,960 vào năm 2020. Một ví dụ khác là ở Anh, năm 1990 có mức lương gần bằng với Nhật Bản cùng thời điểm, tuy nhiên, mức lương ghi nhận ở năm 2020 là $47,147.

Tại sao lương ở Nhật Bản gần như không tăng?

Năm 1990, Nhật Bản rơi vào suy thoái kinh tế do bong bóng tài sản vỡ. Và vào năm 1997, một cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã bồi thêm thiệt hại vào nền kinh tế Nhật Bản. Đã có những năm tăng trưởng sau đó, nhưng tiền lương ở Nhật Bản gần như không nhúc nhích.

Một trong những nguyên nhân được nói đến nhiều nhất đó chính là giảm phát.

Thông thường, khi chi phí tăng sẽ ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và dịch vụ. Điều này sẽ thúc đẩy doanh thu của công ty tăng và việc chi trả lương cho nhân viên cũng tăng theo. Nhưng đối với những công ty Nhật Bản đã miễn cưỡng từ chối việc tăng giá khi lương của người tiêu dùng không tăng. Tuy nhiên, với việc không tăng lương, khách hàng Nhật Bản sẽ quay sang tiết kiệm. Và đây là vòng xoáy luẩn quẩn bắt đầu sau khủng hoảng tài chính năm 1997.

Khi Shinzo Abe bắt đầu nhiệm kỳ thủ tướng lần 2 vào năm 2012, ông rất mong muốn chống lại giảm phát thông qua việc nới lỏng tiền tệ. Tuy nhiên, kế hoạch vẫn không thành công cho đến nay.

Ngoài vấn đề giảm phát, nhiều nhà kinh tế cho rằng việc các hợp đồng bán thời gian và hợp đồng thời vụ tăng vọt từ 20% (1990s) lên đến 36.7% (2021) cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới mức lương trung bình ở Nhật Bản không tăng. Các công ty dùng lực lượng lao động này để giải quyết vấn đề chi phí. Những nhân viên toàn thời gian được bảo vệ bởi luật lao động, thế nên những nhân viên với hợp đồng bán thời gian hay hợp đồng thời vụ sẽ dễ dàng sa thải hơn khi nền kinh tế lâm vào tình trạng khó khăn.

Có một khoảng cách khá lớn giữa những lao động toàn thời gian và những lao động bán thời gian hay thời vụ. Thế nên, sự gia tăng của lực lượng lao động này đã kiềm hãm mức tăng trưởng của lương trung bình Nhật Bản.

Một vấn đề khác được nhắc đến chính là văn hóa của Nhật Bản.  

Chế độ làm việc trọn đời và quan trọng thâm niên làm việc là những quy củ phổ biến ở rất nhiều công ty Nhật Bản. Nhưng suy nghĩ này dần thay đổi ở người lao động thay đổi, đặc biệt là giới trẻ sẽ dễ dàng thay đổi công việc thường xuyên. Tuy nhiên, nhìn chung thì mọi người vẫn cần một môi trường làm việc ổn định và gắn bó với công ty trong một thời gian dài.

Vì những lý do trên, các liên đoàn lao động và phía quản lý đều tập trung nhiều hơn vào bảo vệ người lao động hơn là vấn đề tăng lương. Để có một công việc ổn định, công ty cần tăng trưởng ổn định, vì thế, nhiều công ty và người lao động đều đồng ý mức lương tương đối thấp. Công ty cũng sẽ rất miễn cưỡng tăng lương vì một khi đã tăng, họ rất khó hạ thấp lương của người lao động trở lại.

Hầu hết những người Nhật Bản sẽ không muốn thay đổi công việc và điều này khiến cho việc sa thải nhân viên vô cùng khó khăn.

Tuy nhiên, sau nhiều năm giảm phát, lạm phát của thế giới cuối cùng đã tác động đến việc tăng chi phí ở Nhật Bản, việc này sẽ thúc đẩy các công ty tăng lương cho người lao động.

Những động thái của Nhật Bản

Theo báo Chosun Ilbo ngày 2/8, Nhật Bản quyết định tăng mức lương tối thiểu thêm 31 yên/ giờ (0.24 USD). Mức lương tối thiểu mỗi giờ trung bình ở Nhật Bản dự kiến sẽ tăng từ 930 yên (7.11 USD) lên đến 961 yên (7.35 USD) và quyết định này chính thức có hiệu lực từ ngày 1/10. Mỗi địa phương có mức lương trung bình khác nhau, vì thế quyết định tăng 3.3% tiền lương trên toàn quốc do Hội đồng tiền lương quốc gia đưa ra sẽ áp dụng tùy tình hình từng địa phương.

Sau một thời gian thả nổi đồng nội tệ, trong tháng 10/2022, Chính phủ Nhật Bản đã chi 5.5 nghìn tỷ yên (37 tỷ USD) nhằm can thiệp vào thị trường để hỗ trợ đồng yên khi đồng tiền nào thủng ngường 150 yên/ USD.

Nhật Bản bị bỏ lại trong chính sách lương so với những quốc gia khác

Cuối tháng 6 vừa qua, Chính phủ Hàn Quốc quyết định nâng mức lương tối thiểu lên thêm 5%, tức 9.620 won (7.36 USD)/ giờ.

Các nước châu Âu cũng lần lượt nâng mức lương tối thiểu để đối phó với lạm phát. Cụ thể, Đức tăng thêm 6.4% lên 10.45 euro (10.74 USD)/ giờ vào tháng 7 vừa qua và sẽ tiếp tục tăng lên 14.8% tức 12 euro (12.33 USD)/ giờ vào tháng 10 tới. Tại Pháp, mức lương tối thiểu cũng được điều chỉnh tăng 2.6% lên 10.85 euro (11 USD)/ giờ kể từ tháng 5/2022.

Mỹ cũng có động thái tăng mức lương tối thiểu thêm 9% lên 16 USD/ giờ vào tháng 7/2022.

Úc sẽ tăng mức lương tối thiểu thêm 5,2%, cao hơn gấp đôi so với Nhật Bản. Lương nhận được gần 10 lần thu nhập trung bình hàng tháng ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, rào cản ngôn ngữ cũng là một trong những trở ngại lớn đối với thực tập sinh Việt Nam. Khi việc “học tiếng” cần rất nhiều thời gian và là nguyên nhân cho những bất đồng giữa người lao động và người thuê lao động ở Nhật. 

Nhật Bản cần có những động thái nhanh chóng và mạnh mẽ hơn để có thể cầm chân lực lượng lao động nước ngoài hiện tại và thu hút thêm nguồn lao động mới trong tương lai khi tỷ lệ sinh tiếp tục giảm và tỷ lệ người già thuộc ngưỡng cao nhất thế giới. 

___________________

Sông Hàn Tourist luôn sẵn sàng tư vấn dịch vụ visa cho tất cả các đối tượng nhập cảnh Nhật Bản. 

Liên hệ hotline:

- 02873012939 (HCM)

- 0981158860 (Hà Nội)

Fanpage: https://www.facebook.com/songhantourjapan   

___________________

Có thể bạn quan tâm: 

Tại sao Nhật Bản lại có năng suất thấp?

Nếu sống ở Nhật Bản, bạn sẽ thay đổi như thế nào? 

Văn hóa người Nhật và những thói quen thú vị có 1-0-2 

Bản quyền thuộc về Công ty TNHH TM Du Lịch và Dịch vụ Sông Hàn
Giấy phép kinh doanh số 0400423715 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Đà Nẵng cấp ngày 27/05/2002
Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế số: 48-016/2022/TCDL-GPLHQT được Tổng cục Du lịch cấp lần 2 ngày 12/08/2022