Tinh Thần Samurai Nhật Bản Có Gì Đáng Ngưỡng Mộ?

Samurai Nhật Bản là một trong những hình tượng được cả thế giới ngưỡng mộ. Họ được tôn vinh tựa như một các siêu anh hùng trong phim ảnh thời hiện đại. Cùng tìm hiểu tinh thần võ sĩ của Samurai và những sự thật bất ngờ về giới võ sĩ Nhật Bản thời trước!

Hình tượng Samurai nổi tiếng thế giới

Hình tượng Samurai nổi tiếng thế giới (Nguồn: Flickr)

1. Tìm Hiểu Về Samurai Nhật Bản

Samurai là tên gọi của tầng lớp Chiến binh thị vệ đầu tiên của Nhật Bản xuất hiện kể từ thời Mạc Phủ thế kỷ 12. Trong tiếng Nhật, Samurai được phát âm từ chữ "Thị" - từ kết hợp giữa chữ “Nhân” đứng trước chữ Tự ý có nghĩa là đầy tớ. Tuy nhiên, các Samurai thường chỉ góp mặt trong lĩnh vực quân sự của quốc gia nên có thể hiểu là cận vệ hoặc thị vệ của vua chúa. 

Ảnh chụp hiếm hoi của Samurai thời đó

Ảnh chụp hiếm hoi của Samurai thời đó (Nguồn: Flickr)

Thời đó, Samurai Nhật Bản là tầng lớp được nhân dân hết sức kính trọng vì họ hội tụ đủ "trí dũng song toàn". Từ nhỏ, các Samurai đã được đào tạo và trang bị đầy đủ các kỹ năng như: cách sử dụng kiếm, cung tên; nghệ thuật trà đạo; thi ca; hội họa... 

Tuy nhiên, điều này là chưa đủ để tạo ra một Samurai thực thụ. Để trở thành một Samurai, bạn cần hội tụ đủ các yếu tố trong tính cách như: lòng trung thành, dũng cảm và danh dự. Mỗi Samurai thời này sẽ đi theo hầu hạ cho 1 lãnh chúa và hết mực trung thành với ông.

Samurai chiến đấu hết mình để bảo vệ chủ tướng

Samurai chiến đấu hết mình để bảo vệ chủ tướng (Nguồn: Flickr)

Kể từ khi theo chân chủ tướng để bảo vệ và phục vụ, các Samurai dường như nguyện ý trung thành tuyệt đối. Đến khi vị chủ tướng này qua đời, họ đau lòng đến mức sẽ bỏ đi lang thang, phiêu bạc trần gian với đủ các loại nghề như thợ mộc, cày cuốc hay bốc vác chứ không tìm một người chủ tướng mới cho mình. Đôi lúc, họ còn tự mổ bụng tự sát để được bảo vệ chủ nhân ở thế giới bên kia. Đây là một trong những câu chuyện có thật về Samurai Nhật Bản thời đó khiến cho nhiều người không khỏi xúc động và cảm phục.

2. Trang Phục Và Vũ Khí Của Samurai

Tương tự như Sumo, trang phục thường ngày của Samurai là những bộ Kimono truyền thống nhưng bỏ bớt các tiểu tiết rườm rà, chỉ giữ lại 2 lớp trong và ngoài. Họ thường đi bằng dép cỏ waraji và guốc gỗ geta. 

Bộ phục trang thường ngày của Samurai

Bộ phục trang thường ngày của Samurai (Nguồn: Flickr)

Điểm khác biệt lớn nhất trong phục trang của Samurai đó chính là chất liệu vải. Chất vải may Kimono cực kỳ thoáng mát, nhẹ nhàng và có khả năng hút mồ hôi tốt cho thấy sự sang trọng, quyền quý và đẳng cấp của các Samurai Nhật Bản thời đó. Trình độ hay đẳng cấp của Samurai còn được thể hiện qua chất liệu vải bền, tốt hơn so với những người mới nhập môn.

Còn đối với trang phục chiến đấu, Samurai sẽ khoác lên mình chiếc áo giáp với cân nặng từ 15 - 20 kg. Những chi tiết trên bộ giáp phần nào thể hiện được tinh thần mạnh mẽ của Samurai và bảo vệ họ khi ra chiến trường. Trong bộ giáp nặng trĩu, các Samurai vẫn phải hoạt động hết sức linh hoạt, nhạy bén. Đây là điểm cho thấy tinh thần kiên cường và khả năng đáng khâm phục của võ sĩ đạo Samurai. 

Áo giáp cứng cáp và lộng lẫy

Áo giáp cứng cáp và lộng lẫy (Nguồn: Unsplash)

Thông thường, có 2 bộ giáp phổ biến dành cho Samurai chính là Do-Maru Yoroi. Do-Maru có trọng lượng nhẹ hơn Yoroi nên thích hợp để trang bị cho lính bộ. Còn Yoroi rất nặng do trọng lượng của mũ sắt và bộ sắt bảo vệ vai nên dùng cho kỵ binh. 

3. Tinh Thần Võ Sĩ Đạo Của Samurai

Tính cách người võ sĩ Samurai Nhật Bản rất đáng khâm phục. Cùng với đó là sự thừa hưởng giá trị văn hóa Nhật Bản trong lối sống. Samurai đã sinh sống, chiến đấu và tuân thủ 7 nguyên tắc của một võ sĩ đạo như sau:

- Công Bằng

Bất kỳ Samurai nào đều phải công bằng và công lý luôn được phân rõ ràng, rạch ròi. Đồng thời, việc trung thực và không sợ hãi khi đối diện với sự thật là yếu tố bắt buộc. Họ đặt việc danh dự bản thân lên trên tiền tài để từ đó không sa lầy vào những ham muốn vật chất và tinh thần trượng nghĩa bị mai một. 

Samurai có sức mạnh và biết cả nghệ thuật trà đạo, thi ca

Samurai có sức mạnh và biết cả nghệ thuật trà đạo, thi ca (Nguồn: Flickr)

- Nhân từ

Trong một tập thể, việc các Samurai phải bao dung, lượng thứ đối với đồng nghiệp và mọi người xung quanh là điều hoàn toàn cần thiết. Họ phải cảm thông và từ bi đối với người khác. Văn hóa Nhật Bản cho rằng: lòng nhân từ, độ lượng sẽ tạo thành sức mạnh lớn lao để Samurai chiến đấu chống lại kẻ xấu chứ không phải uy hiếp những người thấp bé, yếu đuối.

- Tận tâm

Sự tận tâm là một trong những nguyên tắc sống của Samurai Nhật Bản. Khi họ thật sự tận tâm sẽ hạn chế được các xung đột liên quan đến lợi ích, tranh giành quyền lực... 

Tinh thần chiến đấu quyết liệt

Tinh thần chiến đấu quyết liệt (Nguồn: Flickr)

- Chân thành

Trong bất kỳ thời đại nào, đối với một thị vệ hay cận vệ người ta đòi hỏi người này phải thật sự chân thành. Bởi chân thành là phẩm chất đạo đức tốt để giữ gìn và lan tỏa. Các võ sĩ Nhật Bản không cần dùng lời nói để diễn tả mà chỉ cần nhìn vào hành động để minh chứng. Một khi họ đã hứa, nhất định bằng mọi giá thực hiện lời hứa đó và có trách nhiệm với bất cứ những gì mình làm. 

- Can đảm

Không chỉ có võ sĩ Nhật Bản Samurai mà bất kỳ người lính hay quân nhân nào cũng phải thừa hưởng đức tính can đảm. Khi chiến đấu các Samurai sẽ dùng sức mạnh, lý trí, sự nhạy bén và lòng can đảm để chiến thắng đối thủ. Đối với họ, cái chết không hề đáng sợ mà là chết trong vinh dự hay trong nỗi nhục nhã mới là vấn đề họ quan tâm. 

Nhiều bảo tàng trưng bày các bộ giáp nổi tiếng của Samurai

Nhiều bảo tàng trưng bày các bộ giáp nổi tiếng của Samurai (Nguồn: Flickr)

- Coi trọng danh dự

Danh dự quan trọng hơn bất cứ điều gì! Đối với một người võ sĩ, tinh thần chiến đấu đi đôi với danh dự, họ chiến đấu để gìn giữ, bảo vệ danh dự của mình. Vì thế, danh dự là thứ Samurai luôn tuân thủ và lấy làm tự hào. 

- Tôn trọng

Lòng tôn trọng của Samurai không chỉ dành cho chủ tướng, các cộng sự mà còn đối với kẻ thù. Vì đối với họ, nếu không thể hiện sự tôn trọng với kẻ thù thì cho dù trở nên bất bại cũng chỉ là một con thú khỏe mạnh và khoe khoang.

Tinh thần Samurai còn sống mãi trong lòng người dân Nhật

Tinh thần Samurai còn sống mãi trong lòng người dân Nhật (Nguồn: Flickr)

Samurai Nhật Bản chi phối lịch sử và chính trị của Nhật Bản trong khoảng 700 năm. Đến năm 1876, Thiên Hoàng của thời Minh Trị cho quyết định cấm sử dụng kiếm để phù hợp với những thay đổi của Nhật Bản thời đó. Điều này cũng chính thức khép lại thời đại của Samurai. Tuy nhiên ngày nay, người Nhật Bản vẫn thừa hưởng được tính cách cao quý đó của các Samurai và đưa Nhật Bản vượt qua nhiều chông gai, tiến về thời kỳ cực thịnh.

Tìm hiểu thêm về văn hóa Nhật Bản tại đây: https://songhantourist.com/van-hoa 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công ty TNHH TM Du lịch và Dịch vụ Sông Hàn - Chi nhánh TP.HCM

Địa chỉ: Lửng 01, tầng lửng, Tòa nhà Trung tâm Tài chính Bảo Việt, 233 Đồng Khởi, P.Bến Nghé, Q.1

Hotline: 02873012939

Email: [email protected] 

Bản quyền thuộc về Công ty TNHH TM Du Lịch và Dịch vụ Sông Hàn
Giấy phép kinh doanh số 0400423715 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Đà Nẵng cấp ngày 27/05/2002
Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế số: 48-016/2022/TCDL-GPLHQT được Tổng cục Du lịch cấp lần 2 ngày 12/08/2022