Thưởng Trà Chuẩn Văn Hóa Nhật Bản - Bạn Đã Biết?

Văn hóa Nhật Bản độc đáo bởi những nỗ lực trong việc hoàn thiện hóa những điều bình thường giản dị. Dễ dàng nhận thấy điều này qua các loại hình nghệ thuật như: kiếm đạo, thư đạo, hay trà đạo. Nghệ thuật thưởng trà ăn sâu vào nếp sống của người dân xứ Phù Tang. Sức hút của văn hóa này không bị giới hạn bởi không gian mà còn tác động, lan truyền mạnh mẽ đến nhiều quốc gia trên thế giới.

Trà đạo có ý nghĩa to lớn trong văn hóa, bản sắc nước Nhật

Trà đạo có ý nghĩa to lớn trong văn hóa, bản sắc nước Nhật (Nguồn: Internet)

1. Lịch sử trà đạo Nhật Bản

Mặc dù Trung Hoa có truyền thống lịch sử uống trà lâu đời nhất với hơn 4000 năm. Tuy nhiên, chỉ khi du nhập vào Nhật Bản, văn hóa thưởng trà mới thực sự đạt đến thời kỳ hoàng kim. 

Nhật Bản tạo nên văn hóa thưởng trà ấn tượng

Nhật Bản tạo nên văn hóa thưởng trà ấn tượng (Nguồn: Internet)

Trà đạo xuất hiện lần đầu tiên tại Nhật vào năm 1191 bởi nhà thiền sư nổi tiếng Myouan Eisai. Vào thời gian này, vị sư được cử sang Trung Hoa để học đạo. Khi về ông mang theo hạt giống cây trà và trồng tại sân chùa. Thiền sư Eisai cũng bắt tay vào nghiên cứu và cho ra đời "Phẩm Trà Dưỡng Sinh Ký" - cuốn sách về trà đạo đầu tiên ở Nhật. Bên cạnh thành tựu lẫy lừng về trà đạo, vị sư này còn được vinh danh là ông tổ Thiền Tông trong văn hóa Nhật Bản.

Thiền sư Eisai đã tạo ra phong cách thưởng trà đặc biệt trong văn hóa Nhật Bản

Thiền sư Eisai đã tạo ra phong cách thưởng trà đặc biệt trong văn hóa Nhật Bản (Nguồn: Internet)

Trà đạo được xem là thức uống mới lạ với người Nhật khi ấy. Hương thơm thanh dịu cùng vị đắng nhẹ kích thích vị giác khiến người ta không ngừng ca ngợi văn hóa này. Ngoài ra, thưởng trà còn giúp tinh thần chúng ta thêm sảng khoái, đẩy lùi muộn phiền trong cuộc sống.

Trà đạo giai đoạn đầu chỉ dành cho giới thượng lưu tại Nhật Bản

Trà đạo giai đoạn đầu chỉ dành cho giới thượng lưu tại Nhật Bản (Nguồn: Internet)

Ở giai đoạn đầu, trà đạo chỉ được dùng cho tầng lớp quý tộc và hầu hết được sử dụng với mục đích chữa bệnh. Cột mốc đặc biệt trong lịch sử trà đạo là khi Rikyu thay đổi các phương tiện để uống trà để phù hợp với đại đa số tầng lớp người dân Nhật. Đồng thời ông đưa thú thưởng trà vào cuộc sống của các samurai. 

*Rikyu là người đã đưa trà đạo tiếp cận với giới võ sĩ khi đấy. Ông là người thầy giảng dạy trà đạo cho Oda Nobunaga - võ sư hàng đầu Nhật. Hoạt động của Rikyu đã ảnh hưởng đến nền chính trị thời đó.

Khách du lịch Nhật Bản thưởng thức trà đạo truyền thống

Khách du lịch Nhật Bản thưởng thức trà đạo truyền thống (Nguồn: Internet)

Dần dần, hoạt động nghệ thuật này trở nên thân thuộc với người dân xứ hoa anh đào và lan khắp thế giới. Nhiều du khách mong muốn tham gia Tour Nhật Bản đồng thời thưởng thức thú thưởng trà tinh hoa này.

2. Không gian thưởng thức trà đạo đậm chất Nhật Bản

Cách uống trà cầu kỳ của văn hóa Nhật Bản phản ánh phần nào sự tinh tế của người dân nơi đây. Trong cả nếp sống và nếp nghĩ, người Nhật luôn muốn nhẹ nhàng lồng ghép những giá trị truyền thống và tinh hoa văn hóa dân tộc. Không gian thưởng thức trà đạo là một phần quan trọng không thể thiếu tạo nên nét độc đáo của thú thưởng trà.

Không gian tạo cảm xúc khi thưởng trà

Không gian tạo cảm xúc khi thưởng trà (Nguồn: Internet)

Phòng trà truyền thống dành riêng cho thưởng thức trà đạo ở Nhật thường có không gian ấm áp, yên tĩnh. Căn phòng được bày trí theo lối kiến trúc Nhật cổ cùng sự sắp xếp ngăn nắp của gia chủ. Cửa sổ giấy kết hợp với những khung tranh treo tường màu sắc nhu nhã tạo nên không gian đậm chất xưa cổ.

Không gian thưởng trà của người Nhật Bản

Không gian thưởng trà của người Nhật Bản (Nguồn: Internet)

Thông thường, nơi trải nghiệm trà đạo thường có một cái bàn đặt chính giữa phòng để mọi người quây quần, đối diện nhau. Các bộ dụng cụ theo chuẩn trà đạo cũng được chuẩn bị sẵn, đợi bạn đến thưởng thức. Tham gia chuyến du lịch Nhật Bản, bạn đừng quên tham dự tiệc trà chuẩn truyền thống để trải nghiệm nét văn hóa độc đáo này nhé!

3. Buổi thưởng trà chuẩn quy cách

Ngoài guồng quay của xã hội, nghệ thuật trà đạo vẫn luôn tồn tại bất diệt

Ngoài guồng quay của xã hội, nghệ thuật trà đạo vẫn luôn tồn tại bất diệt (Nguồn: Internet)

Thời đại ngày nay dưới áp lực của công việc và cuộc sống, nhiều người không còn đủ thời gian tĩnh tâm để thưởng thức buổi trà đúng quy cách. Tuy vậy, hãy lắng động lại và cho bản thân được thư giãn bằng một tiệc trà đạo đúng chuẩn xứ hoa anh đào.

Nước dùng để pha trà

Không được dùng nước sôi để pha trà là lưu ý tối thượng dành cho những bạn muốn thử trà đạo. Nước sôi sẽ khiến các chất trong trà tan biến và hương vị trà không còn được giữ nguyên bản. Thay vào đó, bạn có thể chuẩn bị bình thủy riêng để khi nước sôi chỉ còn 80 độ C là phù hợp để pha trà. 

Cách chuẩn bị nước pha trà cực kỳ quan trọng

Cách chuẩn bị nước pha trà cực kỳ quan trọng (Nguồn: Internet)

Tráng bộ dụng cụ

Tráng còn được hiểu là làm ấm, trước khi trực tiếp pha trà bạn cần phải làm ấm bộ dụng cụ. Sau đó lau sạch ấm và chuẩn bị cho công đoạn pha trà.

Pha trà

Pha trà được xem là công đoạn phức tạp không kém trong việc thưởng trà chuẩn văn hóa Nhật Bản. Thông thường, trà sẽ được pha đến 3 lần theo nhiệt độ nước lần lượt là 60 độ C, 80 độ C và 90 độ C.

Cách pha trà cầu kỳ đảm bảo vị trà ngon đúng vị

Cách pha trà cầu kỳ đảm bảo vị trà ngon đúng vị (Nguồn: Internet)

Tùy thuộc vào từng loại trà, người ta sẽ có những cách thức riêng để cho trà vào bình và chọn thời gian pha trà đúng với 3 giai đoạn. Chung quy lại, mặc dù đây là việc làm cầu kỳ, phức tạp nhưng cực kỳ quan trọng giúp mọi người có cơ hội thưởng thức trà đạo Nhật Bản đúng quy cách.

Khi chọn các tour Nhật Bản trải nghiệm trà đạo, bạn sẽ được chiêu đãi kèm những món bánh truyền thống. Vị bánh ngọt ngào hòa quyện cùng hương thơm và vị ngon của trà sẽ là trải nghiệm tuyệt vời trong chuyến du lịch của bạn.

Người Nhật thường thưởng trà cùng bánh ngọt

Người Nhật thường thưởng trà cùng bánh ngọt (Nguồn: Internet)

4. Trà đạo trong đời sống văn hóa Nhật Bản

Trà đạo - Văn hóa tinh thần của người Nhật

Trà đạo - Văn hóa tinh thần của người Nhật (Nguồn: Internet)

4 đức tính của người Nhật Bản trong trà đạo được áp dụng vào cuộc sống “Hòa, Kính, Thanh, Tịch”. 

  • “Hòa” trong hòa nhã, hòa đồng, thể hiện lối sống cần có giữa một cộng đồng lớn. 
  • “Kính” có thể hiểu là kính trọng, cung kính bậc sinh thành, những người thầy, người thân. 
  • “Thanh” trong nghệ thuật trà đạo là trong sạch, tựa như những triết lý Phật pháp và Thiền tịnh.
  •  “Tịch” - chữ cuối cùng mang ý nghĩa tĩnh lặng để chiêm nghiệm được bản thân.

Tính cách con người Nhật Bản thể hiện trong thú thưởng trà đặc sắc

Tính cách con người Nhật Bản thể hiện trong thú thưởng trà đặc sắc (Nguồn: Internet)

Văn hóa Nhật Bản công nhận trà đạo là một trong những hoạt động nghệ thuật có ý nghĩa tích cực. Người dân thường đối đãi nhau bằng tiệc trà này để tìm cảm giác thư thái trong tâm hồn. Nét đẹp này được nhiều quốc gia áp dụng và xem là sở thích mang tính nghệ thuật. 

Nếu có cơ hội du lịch Nhật Bản, bạn đừng bỏ qua trải nghiệm thưởng trà tuyệt vời này của người Nhật nhé! Nét văn hóa đặc sắc này hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những cảm xúc và kí ức khó quên. 

Cùng Sông Hàn Tourist khám phá Tour Nhật Bản tại: https://songhantourist.com/tour-du-lich/tour-nhat-ban

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công ty TNHH TM Du lịch và Dịch vụ Sông Hàn - Chi nhánh TP.HCM

Địa chỉ: Lửng 01, tầng lửng, Tòa nhà Trung tâm Tài chính Bảo Việt, 233 Đồng Khởi, P.Bến Nghé, Q.1

Hotline: 02873012939

Email: [email protected]

 

Bản quyền thuộc về Công ty TNHH TM Du Lịch và Dịch vụ Sông Hàn
Giấy phép kinh doanh số 0400423715 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Đà Nẵng cấp ngày 27/05/2002
Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế số: 48-016/2022/TCDL-GPLHQT được Tổng cục Du lịch cấp lần 2 ngày 12/08/2022