Zoni - Món Ăn Nhật Bản Truyền Thống Không Thể Thiếu Vào Dịp Tết

Zoni là món ăn Nhật Bản đặc biệt được ăn vào năm mới với các nguyên liệu bao gồm: bánh gạo mochi và một số loại rau củ khác. Nước dùng được pha chế thành nước tương hoặc nước dùng làm từ miso. 

Món súp Zoni được ăn vào ngày đầu năm mới cùng với các món ẩm thực Nhật Bản truyền thống khác gọi là Osechi. Osechi là một chiếc hộp đặc biệt được trang bị các món ăn với nhiều màu sắc. Trong văn hóa nước Nhật, người ta tin rằng nếu ăn những món ăn này vào ngày đầu năm sẽ nhận được sự an yên và thịnh vượng suốt cả năm. 

Mâm cơm ngày tết của người Nhật Bản

Mâm cơm ngày tết của người Nhật Bản (Nguồn: Flickr)

Tuy nhiên, mỗi khu vực có cách chế biến món Zoni khác nhau và từng nơi sẽ sử dụng các thành phần chỉ có ở từng địa phương. Thật thú vị nếu có cơ hội du lịch Nhật Bản và trải nghiệm nét độc đáo này ở từng khu vực riêng.

Lịch Sử Món Zoni

Zoni hay còn gọi là Ozoni là một món súp truyền thống của năm mới có mặt từ thời Heian (794 - 1185). Bánh gạo Mochi được sử dụng trong Zoni từ lâu đã được coi là một loại thực phẩm được người nông dân ăn trong những ngày "hare", có nghĩa là những ngày nắng đẹp hoặc những dịp đặc biệt.

Món ăn Nhật Bản đặc sắc ai cũng muốn thử

Món ăn Nhật Bản đặc sắc ai cũng muốn thử (Nguồn: Flickr)

Người ta nói rằng Zoni bắt đầu khi những người nông dân nấu bánh gạo, khoai môn, cà rốt, củ cải cùng với các loại rau khác mà họ thu hoạch để dâng lên các vị thần vào đầu năm. Đến thời Muromachi (1333-1573), Zoni được phục vụ vào những dịp tốt lành. Điều này cho thấy nó đã dần trở thành một phần của văn hóa nước Nhật trong suốt nhiều thế kỷ qua.

Ý Nghĩa Của Món Ăn Nhật Bản Canh Zoni

Trong văn hóa nước Nhật từ xưa, người ta tin rằng ăn đồ ấm và giữ ấm bụng giúp ngũ tạng, bao gồm cả dạ dày và ruột được khỏe mạnh và ít bệnh tật. Ăn súp nóng với bánh mochi trong ngày đầu năm mới là cách cầu chúc sức khỏe và hạnh phúc trong năm. 

Nhiều nguyên liệu trong món súp Zoni

Nhiều nguyên liệu trong món súp Zoni (Nguồn: Flickr)

Mặt khác, một giả thuyết khác nói rằng trong thời Muromachi (1336 - 1573), Zoni được phục vụ như là món ăn Nhật Bản đầu tiên. Nhưng vào thời điểm đó gạo rất đắt, vì vậy người dân thường ăn khoai môn thay vì bánh gạo mochi. Vào đầu thời kỳ Edo (1603 - 1868), khi mochi trở nên có giá cả phải chăng đối với mọi người, phù hợp với mọi tầng lớp. Vì thế ngày nay, Zoni không còn gắn với hình tượng của sự giàu có.

Một Số Loại Súp Đặc Trưng

Ở miền tây Nhật Bản (ngoại trừ vùng Kinki) và vùng Kanto, loại zoni phổ biến nhất là Sumashi-jiru. Sumashi-jiru hay Osumashi là một loại súp trong suốt được làm từ nước súp Dashi chủ yếu được nêm với nước tương và muối. 

Bánh gạo mochi là nét đặc sắc của Zoni

Bánh gạo mochi là nét đặc sắc của Zoni (Nguồn: Flickr)

Tokyo là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa khác nhau. Vì vậy tại Tokyo, món Sumashi-jiru Zoni theo phong cách Kanto có một chút khác biệt. Ví dụ, ở phường Shinagawa và Ota sẽ có một miếng rong biển nori được đặt trên bề mặt súp Zoni. Ở thành phố Toda, tỉnh Saitama, một cây ngưu bàng kinpira được sử dụng làm nguyên liệu cho canh Zoni như kiểu Kanto. Bên cạnh đó, khu vực ven biển Kujukurihama thuộc tỉnh Chiba, một loại rong biển được gọi là "haba-nori" được sử dụng lên trên bề mặt súp.

Món ăn Nhật Bản Zoni ở vùng Izumo khá giống với Zenzai, được gọi là azuki-zoni. Azuki-zoni là một món ẩm thực Nhật Bản tương tự với súp đậu đỏ ngọt dùng nóng với mochi (bánh gạo) hoặc Shiratama Dango (bánh bao bột gạo nếp). 

 Thưởng thức súp đậu đỏ zoni

Thưởng thức súp đậu đỏ zoni (Nguồn: Flickr)

Tương tự, ở một số vùng của tỉnh Kagawa trên đảo Shikoku, món Zoni làm từ miso trắng có bánh mochi với nhân đậu đỏ. Món ăn này đặc biệt hiếm thấy trên đảo. Vào thời Edo (1603 - 1868), đặc sản của Kagawa là đường, muối và bông, được gọi chung là "Sanpaku của Sanuki”. Đường rất đắt và thông thường người ta sẽ che giấu sự thật chúng là thành phần bên trong mochi.

Vùng Kansai nổi tiếng với món ăn Nhật Bản Zoni, đặc biệt là tỉnh Kyoto. Zoni tại đây thường sử dụng miso trắng ngọt. Không chỉ mochi có hình tròn, mà tất cả các nguyên liệu như củ cải, cà rốt cũng được cắt tròn, bỏ các góc. Ở Kyoto, nơi có nhiều chùa chiền, zoni được làm theo phong cách ăn chay Phật giáo được gọi là Shojin-ryori và không thêm thịt gà. 

Tùy thuộc từng địa phương cho ra món Zoni khác nhau

Tùy thuộc từng địa phương cho ra món Zoni khác nhau (Nguồn: Flickr)

Ở Nara, thịt và cá cũng không nằm trong nguyên liệu chính của Zoni thay vào đó chỉ có nước dùng kombu đặc trưng. Thay vì sử dụng các nguyên vật liệu từ động thực vật, món ăn Nhật Bản Zoni tại Nara được phục vụ riêng biệt với bột đậu nành kinako. Ở đây, mochi không được ăn cùng với các thành phần khác mà được lấy ra khỏi bát súp và được ăn như kinako mochi.

Tiến lên phía Bắc Nhật Bản và dừng chân tại quận Iwate, bạn sẽ được biết thêm một loại Zoni được gọi là "walnut-zoni" gồm 2 bát được phục vụ với nước sốt làm từ quả óc chó xay với đường và nước tương, sau đó ăn kèm với mochi. Ở Hokkaido, rất nhiều loại zoni được phục vụ như một món ẩm thực Nhật Bản quan trọng. Vì người dân tập trung về Hokkaido với số lượng lớn sau những cải cách của thời Minh Trị.

Tận dụng nguồn tài nguyên của từng địa phương

Tận dụng nguồn tài nguyên của từng địa phương (Nguồn: Flickr)

Ở một số vùng của tỉnh Kagoshima, hình dạng của mochi được sử dụng trong Zoni là sự kết hợp giữa hình vuông và hình tròn. Ở Okinawa, họ không có phong tục ăn Zoni từ xa xưa. Vì vậy, có rất nhiều loại Zoni độc đáo, mới lạ hơn nhờ sự biến tấu của các vùng.

Một Số Loại Bánh Gạo Mochi Được Sử Dụng

Vùng Kansai chọn các bánh mochi hình tròn, trong khi vùng Kanto và một số vùng có khí hậu lạnh hơn có xu hướng thưởng thức mochi hình vuông. Người ta cho rằng điều này là do trong thời kỳ Edo (1603-1868) tại Kanto, bánh mochi hình vuông được làm với số lượng lớn cùng một lúc để đẩy nhanh công suất thay vì bánh tròn được làm từng cái một bằng tay. 

Mochi dẻo dẻo mang ý nghĩa thịnh vượng

Mochi dẻo dẻo mang ý nghĩa thịnh vượng (Nguồn: Flickr)

Cũng có giả thuyết cho rằng phần phía Tây Nhật Bản được chia thành mochi tròn và phần phía đông thành mochi hình vuông do trận chiến Sekigahara. Ở các tỉnh Gifu, Mie và Shiga, có sự pha trộn giữa mochi hình tròn và hình vuông, đây có thể là một đặc điểm thú vị của các tỉnh thuộc khu vực biên giới.

Ở Kagawa và Ehime, mochi với nhân đậu đỏ được ưa chuộng nhiều hơn. Ngoài hình dạng, sự khác biệt giữa mochi nướng và luộc cũng là một điểm quan trọng ảnh hưởng lớn đến hương vị và kết cấu tổng thể của món ăn Nhật Bản như súp Zoni.

Thành Phần Trong Món Canh Zoni Và Ý Nghĩa

Ngoài các loại rau thông thường như củ cải, cà rốt và tỏi tây, người dân sử dụng các sản phẩm địa phương để ăn kèm với mochi. Ví dụ, rau rừng và nấm được sử dụng ở Tohoku, cá hồi và trứng cá hồi ở Niigata, cá hồi xanh ở Chiba và hàu ở Hiroshima. Ở vùng Kanto, thịt gà và cải bó xôi kiểu Nhật được tận dụng khi chế biến Zoni.

Du lịch Nhật Bản thưởng thức món ăn ngon

Du lịch Nhật Bản thưởng thức món ăn ngon (Nguồn: Flickr)

Người ta tin rằng mochi tròn là biểu tượng cho hạnh phúc gia đình và sức khỏe dồi dào tính dẻo dai của nó. Mặt khác, một chiếc bánh mochi hình vuông tượng trưng cho sự thịnh vượng của gia đình. Khoai môn tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở của thế hệ con cháu và kỳ vọng về sự khỏe mạnh, lớn nhanh của đàn cháu. Cà rốt có màu đỏ nên có tác dụng xua đuổi ma quỷ. Tương tự như vậy, từ xa xưa, người ta thường đặt ý nghĩa cho từng thành phần của món ăn Nhật Bản Zoni và ăn chúng vào những ngày lễ lớn.

Zoni quả là món ăn Nhật Bản đặc biệt được thưởng thức trong dịp đầu năm mới. Không chỉ mang đến ý nghĩa tốt lành mà còn là món ăn ấm nóng, ngon ngon để bạn quây quần bên người thân, bạn bè. 

Khám phá các tour du lịch Nhật Bản tại Sông Hàn Tourist: https://songhantourist.com/tour-du-lich/tour-nhat-ban  

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công ty TNHH TM Du lịch và Dịch vụ Sông Hàn - Chi nhánh TP.HCM

Địa chỉ: Lửng 01, tầng lửng, Tòa nhà Trung tâm Tài chính Bảo Việt, 233 Đồng Khởi, P.Bến Nghé, Q.1

Hotline: 02873012939

Email: [email protected]

Bản quyền thuộc về Công ty TNHH TM Du Lịch và Dịch vụ Sông Hàn
Giấy phép kinh doanh số 0400423715 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Đà Nẵng cấp ngày 27/05/2002
Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế số: 48-016/2022/TCDL-GPLHQT được Tổng cục Du lịch cấp lần 2 ngày 12/08/2022