Văn Hóa Nhật Bản: 3 Điểm Khác Nhau Giữa Đền Và Chùa

Đền và chùa là một phần quan trọng trong văn hóa Nhật Bản. Đây cũng được xem là một trong những địa điểm hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Có đến 80,000 ngôi đền và 75,000 ngôi chùa trên toàn nước Nhật. Cùng Sông Hàn Tourist khám phá Nhật Bản qua sự khác nhau giữa đền và chùa qua diện mạo và phương thức thờ cúng.

Sự khác nhau giữa đền và chùa trong văn hóa Nhật Bản (Nguồn: Shutterstock)

1. Tôn Giáo

Trong tiếng Nhật, ngôi đền được gọi là jinja. Trong Thần đạo, người dân Nhật Bản tin rằng có linh hồn và thần linh tồn tại ở Shinrabansho (tất cả mọi thứ về vũ trụ). Họ tôn thờ núi rừng, đá, cây cối và tất cả những thứ khác trong tự nhiên tựa như các vị thần.

Đền thờ là biểu tượng của Thần đạo - nơi cất giữ những giá trị xưa cũ và là địa điểm dừng chân của những ai theo đạo. 

Đền thờ Thần đạo trong văn hóa Nhật Bản

Đền thờ Thần đạo trong văn hóa Nhật Bản (Nguồn: Flickr)

Mặc khác, trong truyền thống nước Nhật chùa được gọi là tera - khởi sinh từ Ấn Độ và Trung Quốc. Phật Giáo thường được thờ cúng tại các ngôi chùa - nơi các nhà sư sinh sống và thờ Phật. Những tượng Phật quan trọng thường được đặt tại trung tâm ngôi chùa. 

Chùa ở Nhật được đặt tại những nơi có vị thế tuyệt vời

Chùa ở Nhật được đặt tại những nơi có vị thế tuyệt vời (Nguồn: Shutterstock)

2. Diện Mạo

Diện mạo là thứ dễ dàng nhận biết và phân biệt giữa đền và chùa. 

Đền thường gắn liền với cổng Torii - biểu tượng quan trọng trong văn hóa Nhật Bản - được đặt ngay tại cổng vào và được sơn màu đỏ nổi bật. Đó là cách nhanh nhất bạn có thể nhận ra những ngôi đền truyền thống. Một số ngôi đền khác xây dựng cổng vào bằng những nguyên vật liệu cùng bề ngoài đồ sộ hơn cổng Torii. Ngoài ra, một số chùa khác có một nghĩa trang đặt cạnh.

Diện mạo là điểm dễ phân biệt nhất giữa đền và chùa

Diện mạo là điểm dễ phân biệt nhất giữa đền và chùa (Nguồn: Shutterstock)

Khi du lịch Nhật, bạn có thể nhìn thấy đền thờ chó (Komainu) - nơi thờ hình tượng chó, một số khác thờ những động vật khác như Cáo. Trong khi đó, tượng Niō tại các chùa được đặt với ý nghĩa bảo vệ các vị Phật. Đây là điểm đặc trưng giúp bạn dễ dàng phân biệt đền chùa khi đến Nhật.

*Tượng Niō thường đứng hai bên cổng chùa thể hiện tướng phẫn nộ trên khuôn mặt. Sở dĩ có tạo hình như vầy là do việc tính cách hóa thần bảo hộ các tượng Phật bên trong chùa.

Ngôi đền thờ thần cáo

Ngôi đền thờ thần cáo (Nguồn: Flickr)

3. Hình Thức Thờ Cúng

Nếu bạn viếng thăm các đền chùa tại Nhật, hãy hiểu rằng hình thức thờ cúng có đôi chút khác biệt. Dẫu thế, người dân Nhật Bản không nhận ra sự khác biệt và thờ phụng theo cách của đền tại các ngôi chùa. Tuy nhiên đền và chùa cũng có một số điểm chung, nổi bật nhất chính là nghi thức cúi lạy hay còn gọi là Ojigi.

Nghi lễ tôn giáo đặc biệt của người Nhật

Nghi lễ tôn giáo đặc biệt của người Nhật (Nguồn: Unsplash)

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách thực hiện nghi thức thờ cúng tại 2 nơi

Tại chùa:

1. Cúi đầu ngay trước cổng chùa

2. Đi dọc theo bên đường khi đi ngang qua cổng chùa

3. Rửa tay và miệng theo nghi thức dưới ảnh

Bạn sẽ đạt được nhiều may mắn nếu rửa tay và mặt bằng nguồn nước này

Bạn sẽ đạt được nhiều may mắn nếu rửa tay và mặt bằng nguồn nước này (Nguồn: Flickr)

Đầu tiên, bạn rửa sạch tay trái với chiếc gáo nước rồi đến tay phải sau đó súc miệng bằng nước này. Cuối cùng kết thúc bằng việc rửa lại tay cầm của gáo với một ít nước. 

4. Chạm vào khói hương

Theo quan niệm của văn hóa Nhật Bản, khói hương là một phần của cơ thể. Vì thế khi đến chùa hãy dùng tay để vẫy khói từ lư hương về phía mình. 

Mọi người lấy tay vẫy khói hương vào người

Mọi người lấy tay vẫy khói hương vào người (Nguồn: Flickr)

5. Cầu nguyện

Trước tiên hãy xếp hàng và chờ đến lượt mình khi số lượng khách quá đông. Khi đến lượt của mình, bạn hãy cúi lạy và cho một ít tiền tùy hỷ vào thùng trước khi chắp tay cầu nguyện.

Cách thực hiện nghi thức tôn giáo

Cách thực hiện nghi thức tôn giáo (Nguồn: Flickr)

Tại đền:

Nghi thức tôn giáo của đền cũng tương tự như tại các ngôi chùa. Tuy nhiên cách thức cầu nguyện có đôi chút khác biệt. Trước hết, cúi lạy và cho tiền vào thùng tiền cúng điếu sau đó làm theo những bước cụ thể sau:

1. Lạy 2 lần

2. Vỗ tay nhẹ 2 lần

3. Gập người để cúi lạy

Nét đẹp trong nền văn hóa tâm linh của người Nhật

Nét đẹp trong nền văn hóa tâm linh của người Nhật (Nguồn: Flickr)

Địa Điểm Du Lịch Nhật Tham Quan Đền Chùa

Tại Nhật Bản có hơn 150,000 ngôi đền, chùa và bạn có thể chọn một trong số đó để đến thăm. Dưới đây là danh sách những ngôi đền, chùa nổi tiếng và được nhiều du khách chọn lựa.

Đền Meiji - tọa lạc tại Harajuku - là một trong những ngôi đền nổi tiếng nhất Tokyo. Nếu bạn muốn chiêm ngưỡng cảnh tượng tuyệt vời với hàng nghìn chiếc cổng Torii được dựng liền kề thì đền Hie sẽ là sự lựa chọn cực kỳ lý tưởng. Ngoài ra, nếu yêu thích vẻ đẹp của cố đô Kyoto thì đừng bỏ lỡ đền Fushimi Inari bạn nhé! Đây là nơi được nhiều du khách nước ngoài tìm đến khi khám phá Nhật Bản.

Kiến trúc đặc biệt của đền Meiji

Kiến trúc đặc biệt của đền Meiji (Nguồn: Shutterstock)

Tại Tokyo, chùa Sensoji ở Asakusa là một trong những địa danh nổi bật với chiếc cổng đỏ khổng lồ mang tên Kaminarimon. Kyoto cũng là một nơi thật tuyệt để cầu nguyện ở những ngôi chùa như Kiyomizudera hay chùa Vàng Kinkakuji - 2 ngôi chùa nổi tiếng nhất đất nước. 

Chùa Vàng Kinkakujin tuyệt đẹp

Chùa Vàng Kinkakujin tuyệt đẹp (Nguồn: Shutterstock)

Chắc hẳn giờ đây bạn đã hiểu được sự khác biệt giữa 2 hình tượng tôn giáo tại Nhật. Thông tin này sẽ càng hữu ích dành cho những ai đang chuẩn bị kế hoạch du lịch Nhật Bản. Để hiểu hơn về các khía cạnh trong văn hóa Nhật Bản hãy tìm hiểu các bài viết khác tại đây bạn nhé!

Sông Hàn Tourist với nhiều tour du lịch Nhật hấp dẫn: https://songhantourist.com/tour-du-lich/tour-nhat-ban

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công ty TNHH TM Du lịch và Dịch vụ Sông Hàn - Chi nhánh TP.HCM

Địa chỉ: Lửng 01, tầng lửng, Tòa nhà Trung tâm Tài chính Bảo Việt, 233 Đồng Khởi, P.Bến Nghé, Q.1

Hotline: 02873012939

Email: [email protected]

Bản quyền thuộc về Công ty TNHH TM Du Lịch và Dịch vụ Sông Hàn
Giấy phép kinh doanh số 0400423715 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Đà Nẵng cấp ngày 27/05/2002
Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế số: 48-016/2022/TCDL-GPLHQT được Tổng cục Du lịch cấp lần 2 ngày 12/08/2022