Trà Đạo, tình yêu của Oda no Bunaga, Toyoto Hideyoshi
Trà Đạo là nghệ thuật pha trà và tikhách uống trà theo cung cách truyền thống. Đây không đơn thuần chỉ là cách pha trà và thưởng thức trà, mà nó là một bộ môn nghệ thuật tổng hòa từ nhiều yếu tố. Từ các tác phẩm "Kakemono" (các tác phẩm nghệ thuật treo tường như tranh cuộn hoặc thư pháp...) theo phong cách Thiền (Zen) được treo trong không gian Trà thất với các dụng cụ pha trà như "Chawan" (chén uống trà), đến các nghi thức trong Chaji (Trà sự) đều góp phần tạo nên nghệ thuật tinh tế cho Trà Đạo. Trong Trà Đạo, tinh thần "Wabi-Sabi" rất quan trọng. "Wabi-Sabi" là vẻ đẹp của những thứ bất toàn, vô thường và chưa trọn vẹn, là vẻ đẹp của những thứ khiêm tốn và nhún nhường; với tinh thần này, người tham gia Trà Đạo sẽ tĩnh tâm, thả hồn vào việc pha trà trong không gian Trà Thất thanh tịnh, thông qua đó giúp tâm hồn thanh thản và tự làm chủ bản thân. Hơn nữa, nghệ thuật Trà Đạo còn có triết lý "Ichigo Ichie" với hàm ý "chỉ gặp một lần trong đời". Điều này có nghĩa là, những người gặp nhau trong buổi tiệc trà, có thể một đời chỉ gặp nhau một lần duy nhất, do đó, chủ và khách hãy cùng bày tỏ thành ý với nhau.
Lịch sử Trà Đạo
Trà Đạo du nhập từ Trung Quốc vào Nhật Bản vào triều đại nhà Đường (618-907). Vào thời "Kamakura" (1185-1333), các vị cao tăng Eisai, Dōgen sang Trung Quốc tham vấn học đạo và mang về các hạt trà "Maccha" và truyền rộng rãi trên toàn quốc cùng với Thiền Giáo, sau đó vào thời "Muromachi" (1336-1573), đã hình thành nên Chanoyu (Trà Đạo) bắt nguồn từ văn hóa "Higashiyama". Vào thời kì "Azuchi-Momoyama", "Sen no Rikyū" đã tạo nên triết lý "Wabi" vốn là nguồn gốc của Trà Đạo hiện tại. Sau khi "Sen no Rikyū" mất, Trà Đạo được truyền lại cho các con cháu của ông và sinh ra nhiều trường phái, trong đó chủ yếu có 3 trường phái chính "Omotesenke", "Urasenke", Mushakōji-senke".
Thực hành Trà Đạo
Tiệc trà trong Trà Đạo có nhiều loại: "Chaji" là tiệc trà nhỏ, do chủ nhà tổ chức và người tham dự được mời trước với số lượng ít; "Oyose": tiệc trà lớn có nhiều khách tham dự; "Kenjō-Chaji": là buổi dâng trà cho thần thánh, được tổ chức ở trước các đền chùa; "Kuchikiri-Chaji": là buổi tiệc trà đầu năm, thường được tổ chức bởi "Iemoto" (người đứng đầu trường phái) vào khoảng từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 11 (thời điểm năm mới trong thế giới Trà Đạo). Nghệ thuật pha trà và các thủ pháp của nó được gọi là "Tatemae". Các trình tự chính thức khác nhau theo từng trường phái, nhưng trường phái nào cũng có một số trình tự cơ bản sau: Trước tiên là mời bánh khách dự tiệc trà. Sau đó, mang dụng cụ pha trà tới nơi pha trà; sau khi làm sạch dụng cụ pha trà, "Chawan" trước mặt khách thì sẽ làm ấm "Chawan" bằng nước sôi. Tiếp theo, cho bột trà vào "Chawan", rót nước sôi từ ấm đun, khuấy bằng dụng cụ gọi là "Chasen" để tạo bọt rồi mời khách. Khách đặt chén trà vào lòng bàn tay trái, vừa xoay bằng tay phải, vừa uống. "Chawan" có mặt trước, cách cầm đúng là khi cầm lên mặt trước sẽ hướng về phía bạn. Lý do khi uống cần phải xoay "Chawan" là để tránh mặt trước của "Chawan".
Trải nghiệm Trà Đạo
Ở Nhật Bản có một số nơi bạn có thể trải nghiệm nghệ thuật Trà Đạo, đặc biệt là Kyōto. Chẳng hạn, tại Trà thất "Tea ceremony experience En" ở Gion của Kyōto, bạn sẽ được tham gia Trà Đạo và nghe giải thích bằng tiếng Anh và tiếng Nhật. Phí tham gia khoảng 2000 yên và bạn phải đặt trước.