Thỏ quan trọng như thế nào trong văn hóa và đời sống của người Nhật?

Với vẻ ngoài dễ thương, bộ lông xù mềm mại cùng tính cách hiền lành pha chút tinh nghịch, thỏ luôn nằm trong danh sách những vật nuôi yêu thích nhất của người Nhật từ xưa đến nay. Không những thế, biểu tượng thỏ còn mang nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa Nhật Bản. Hãy cùng Sông Hàn Tourist tìm hiểu chi tiết ở bài viết này nhé!  

 

Thỏ trong 12 con giáp

Mèo không xuất hiện trong 12 con giáp của Nhật Bản mà thay vào đó là Thỏ. Loài vật này đặc trưng với tính cách nhẹ nhàng, nhạy cảm và hiền hòa. Những đức tính trên cần có trong xây dựng mối quan hệ, vì thế mà người Nhật tin rằng năm thỏ là năm tốt cho việc mở rộng tương quan. 

Bên cạnh đó, đặc điểm di chuyển bằng cách bật tiến về phía trước của thỏ làm nên biểu tượng của sự tiến lên. Do đó năm thỏ cũng được coi là năm tốt cho các vấn đề tài chính và vươn tới thành công.

Câu chuyện thần thoại về thỏ

Nổi tiếng nhất phải kể đến chú thỏ ngọc giã bánh gạo mochi trên mặt trăng, liên quan đến một câu chuyện ngụ ngôn Phật giáo. 

 

Biểu tượng thỏ giã bánh giầy trên cung trăng. (Nguồn: Shutterstock)

Biểu tượng thỏ giã bánh giầy đặc trưng Tết Trung Thu Nhật Bản l Ảnh Shutterstock

Truyện kể về 3 loài vật cáo, khỉ và thỏ được Thượng đế giao cho nhiệm vụ tìm kiếm thức ăn để biếu cho ông lão nghèo khó. Vốn có thuộc tính hái lượm, khỉ đã nhanh chóng trèo hết cây này sang cây khác để hái những trái cây tươi ngon. Còn cáo khôn lanh thì tìm đến các ngôi mộ - nơi người ta đặt đồ cúng vái để lấy trộm. 

Khi ấy thỏ chẳng biết phải làm gì chỉ biết cách lao vào đống lửa để hiến tặng thân mình để làm thức ăn cho ông lão. Cảm động trước tấm lòng của thỏ ngọc, Thượng đế đã rước thỏ lên cung trăng và tôn vinh trước muôn loài.

Từ đó hình ảnh thỏ ngọc gắn liền với tết Trung thu Nhật Bản. Trong các mâm bánh dâng lên tổ tiên sẽ luôn có hình tượng chú thỏ trắng với viền đỏ được đặt cạnh.

 

Những ngôi đền linh thiêng thờ Thần Thỏ

Thần đạo - tôn giáo bản địa của Nhật Bản, tôn thờ nhiều vị thần gọi là kami, trong đó có một số vị thần mang hình dáng thỏ và được thờ trong các ngôi đền. 

Bức tượng thỏ ở đền Okazaki, Kyoto. (Nguồn: Shutterstock)

Tượng thỏ ở ngôi đền Okazaki, Kyoto l Ảnh Shutterstock

Okazaki-jinja là một ngôi đền Thần đạo nằm ở phía đông Kyoto với niên đại hơn 1200 năm. Không chỉ biết đến như một địa điểm tâm linh mà ngôi đền còn đặc biệt thu hút du khách bởi vô số các biểu tượng thỏ dễ thương. Đền Okazaki chủ yếu được ghé thăm bởi các cặp vợ chồng đến cầu tự và phụ nữ mang thai cầu mong việc sinh nở bình an.
 
Đền thờ thỏ Okazaki-jinja ở Kyoto. (Nguồn: Shutterstock)

Đền thờ Thần Thỏ Okazaki, Kyoto l Ảnh Shutterstock

Hòn đảo nơi loài thỏ "chiếm đóng" 

Đảo Okunoshima là một hòn đảo nhỏ thuộc thành phố Takehara, tỉnh Hiroshima, Nhật Bản. Nơi đây được đặt tên là "Đảo Thỏ" vì là chỗ trú ngụ của vô vàn những chú thỏ hoang.
 
Đảo thỏ Okunoshima (Nguồn: Shutterstock)

Đảo thỏ Okunoshima thu hút khách du lịch ở Hiroshimal Ảnh Shutterstock

Nguồn gốc của những chú thỏ trên đảo Okunoshima vẫn còn là một bí ẩn. Có một giả thuyết cho rằng chúng là đối tượng thử nghiệm trong các thí nghiệm vũ khí hóa học của quân đội Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai.

 
Đến thăm đảo thỏ Okunoshima. (Nguồn: Shutterstock)

Du khách thường xuyên đến thăm và chơi đùa cùng thỏ ở đảo Okunoshima l Ảnh Shutterstock

Đảo Okunoshima ngày nay đã trở thành một điểm tham quan nổi tiếng thu hút du khách đến chơi đùa, cho ăn và chụp ảnh với những chú thỏ dễ thương.

 

Thỏ trong thành ngữ tiếng tiếng Nhật 

Thỏ (hay còn gọi là “usagi”) mang những đặc điểm nổi bật được hoán dụ trong thành ngữ của người Nhật để nói về một số tích cách con người cũng như tính chất của hành động. Phổ biến phải kể đến như: 

  • うさぎの糞 (Usagi no kuso) - "Phân thỏ" - chỉ một hành động bị gián đoạn, không liên tục.

  • うさぎの耳 (Usagi no mimi) - "Tai thỏ" - chỉ người hay nghe ngóng, tò mò.

  • うさぎの跳躍 (Usagi no tobō) - "Nhảy thỏ" - chỉ một sự thay đổi đột ngột, bất ngờ.

  • うさぎの寝顔 (Usagi no nengao) - "Gương mặt ngủ của thỏ" - chỉ một sự dễ thương, dễ mến.

  • 兎に角 (Usagi ni kagi) - "Dù sao cũng được" - chỉ một thái độ chấp nhận, không quan trọng.

  • 兎角の角 (Usagi ni kagi no kaku) - "Một mẩu sừng của thỏ" - chỉ một thứ gì đó nhỏ bé, không đáng kể.

  • うさぎのもちつき (Usagi no mochitsuki) - “Búa đập bánh mochi của thỏ." - Chỉ việc làm được cho là vô ích, không cần thiết.

____________________

 

Có thể bạn quan tâm: 

Bản quyền thuộc về Công ty TNHH TM Du Lịch và Dịch vụ Sông Hàn
Giấy phép kinh doanh số 0400423715 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Đà Nẵng cấp ngày 27/05/2002
Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế số: 48-016/2022/TCDL-GPLHQT được Tổng cục Du lịch cấp lần 2 ngày 12/08/2022