Sự Thật Thú Vị Về Otsukimi - Tết Trung Thu Nhật Bản

Tết trung thu Nhật Bản được tổ chức tương tự như những quốc gia Châu Á khác. Tuy nhiên, văn hóa Nhật Bản đã tạo nên điểm khác biệt lớn nhất trong cách chào đón lễ hội quan trọng trong năm. Cùng với đó là những sự thật thú vị về nguồn gốc, món ăn và những hoạt động vui chơi độc đáo.

Mâm bánh truyền thống ngày tết Trung thu Nhật Bản

Mâm bánh truyền thống ngày tết Trung thu Nhật Bản (Nguồn: Shutterstock)

Tết Trung Thu Được Tổ Chức 2 Lần/1 Năm

Tết trung thu Nhật Bản hay còn được gọi là Otsukimi, được tổ chức 2 lần trong 1 năm. Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất bạn có thể nhận thấy khi tìm hiểu về Nhật Bản. 

Ngày Otsukimi đầu tiên được tổ chức vào ngày rằm tháng 8 trùng với tết trung thu tại Việt Nam. Sau đó một tháng, người Nhật sẽ tiếp tục tổ chức Otsukimi thứ 2 vào ngày 13/9 âm lịch. Người ta cũng phân biệt chúng bằng những cái tên quen thuộc như đêm 15 hay đêm 13. Ngoài ra, một số người còn gọi Otsukimi lần thứ 2 với tên “trăng sau”.

 Tập quán lễ hội Otsukimi có từ thời xưa

Tập quán lễ hội Otsukimi có từ thời xưa (Nguồn: Flickr)

Theo quan niệm dân gian ở Nhật, nếu chỉ ngắm trăng vào đêm 15 bạn sẽ gặp nhiều điều xui xẻo. Vì thế, tục lệ đón Otsukimi diễn ra 2 lần/ năm để gặt hái được phúc lành và tránh tai ương.

Nguồn Gốc Tết Trung Thu Nhật Bản

Theo tương truyền, Otsukimi - Tết Trung thu Nhật Bản có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập đến Nhật vào thời kỳ Nara (710 - 794). Tuy nhiên đến thời Heian (794 – 1185) lễ hội này mới được biết đến nhưng hầu hết chỉ có tầng lớp quý tộc mới tổ chức vui chơi trong ngày Otsukimi.

Mãi đến thời Edo (1603 - 1868) tết Trung thu mới thật sự lan tỏa trên toàn quốc. Vào ngày này, người dân tụ tập ăn uống, ca hát nhảy múa và cầu nguyện cho mùa màng bội thu. 

Cho đến nay tình hình kinh tế và văn hóa Nhật Bản đã có sự chuyển biến to lớn. Tuy nhiên, người dân vẫn gìn giữ lễ hội dân gian truyền thống và thay đổi để phù hợp với thời cuộc. Ngày nay, tết Trung thu Nhật Bản thường là khoảng thời gian gia đình, bạn bè quây quần bên nhau ngắm trăng, ăn uống và trò chuyện. Một số khác sẽ chọn hình thức ngắm trăng trên thuyền tại những con sông thơ mộng, yên bình. 

 Buổi ngắm trăng của người dân Nhật Bản

Buổi ngắm trăng của người dân Nhật Bản (Nguồn: Flickr)

Câu Chuyện Thỏ Ngọc Cung Trăng

Người Việt lớn lên với câu chuyện về chị Hằng và chú Cuội trong ngày tết Trung thu thì tại Nhật Bản, thỏ chính là hình tượng tượng trưng cho nét văn hóa này. 

Hình tượng chú thỏ trong văn hóa Nhật

Hình tượng chú thỏ trong văn hóa Nhật (Nguồn: Shutterstock)

Câu chuyện thỏ ngọc bắt nguồn từ một truyền thuyết của người Ấn Độ. Truyện kể về 3 loài vật cáo, khỉ và thỏ được Thượng đế giao cho nhiệm vụ tìm kiếm thức ăn để biếu cho ông lão nghèo khó. Vốn có thuộc tính hái lượm, khỉ đã nhanh chóng trèo hết cây này sang cây khác để hái những trái cây tươi ngon. Còn cáo khôn lanh thì tìm đến các ngôi mộ - nơi người ta đặt đồ cúng vái để lấy trộm. Khi ấy thỏ chẳng biết phải làm gì chỉ biết cách lao vào đống lửa để hiến tặng thân mình để làm thức ăn cho ông lão. Cảm động trước tấm lòng của thỏ ngọc, Thượng đế đã trước thỏ lên cung trăng và tôn vinh trước muôn loài.

Mâm bánh vẹn tròn ngày trung thu

Mâm bánh vẹn tròn ngày trung thu (Nguồn: Shutterstock)

Từ đó hình ảnh thỏ ngọc gắn liền với tết Trung thu Nhật Bản. Trong các mâm bánh dâng lên tổ tiên sẽ luôn có hình tượng chú thỏ trắng với viền đỏ được đặt cạnh.

Người Nhật Ăn Gì Vào Dịp Tết Trung Thu

Nhắc đến tết Trung thu, người Việt Nam sẽ nghĩ ngay đến những chiếc bánh nướng, bánh dẻo truyền thống. Tuy nhiên, khi tìm hiểu về Nhật Bản, vào ngày lễ Otsukimi bạn sẽ cảm thấy có chút thân quen với loại bánh trung thu này! 

 Thưởng thức Tsukimi Dango khi đến Nhật vào tết Trung thu

Thưởng thức Tsukimi Dango khi đến Nhật vào tết Trung thu (Nguồn: Shutterstock)

Tsukimi Dango - loại bánh truyền thống được sáng tạo từ bánh ngọt Dango quen thuộc. Chiếc bánh này có hình dạng tròn vo màu trắng đục. Khi ăn vào bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt của bánh với độ dai dai vừa phải. Bánh Tsukimi Dango thường được dùng kèm với trà hoặc cà phê. 

Các Hoạt Động Trong Ngày Otsukimi

Vào ngày rằm tháng 8 hay 13/09 âm lịch hằng năm, người dân Nhật Bản sẽ bày biện bánh Tsukimi Dango trên một mâm lớn. Việc bày trí này cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ và kỳ công do phải sắp xếp sao cho chúng tựa hình chiếc tháp vững chãi.

Cách sắp xếp 15 bánh trên mâm

Cách sắp xếp 15 bánh trên mâm (Nguồn: Shutterstock)

Người ta sẽ đặt đĩa bánh lên bàn và chậu cỏ lau - loài cây quen thuộc vào mùa thu Nhật Bản - lên cùng 1 mâm. Sau đó mang chúng ra giữa sân đối với những gia đình ở đồng quê hoặc mang ra nơi có ánh trăng nếu bạn sống ở khu vực thành thị. Kết thúc thời gian cúng trăng, mọi người sẽ cùng nhau ăn bánh, uống trà và kể với nhau về những sự kiện đã qua. Đây được xem là truyền thống hết sức đặc sắc trong văn hóa Nhật Bản và được lưu truyền đến tận ngày nay.

 Cách bày biện mâm cúng thể hiện tính trang trọng của lễ hội

Cách bày biện mâm cúng thể hiện tính trang trọng của lễ hội (Nguồn: Flickr)

Nếu có dịp tham gia tết Trung thu Nhật Bản chắc hẳn còn nhiều điều thú vị khác đang chờ đón bạn. Trải nghiệm văn hóa qua các lễ hội mùa thu Nhật Bản khiến mọi người hiểu và yêu quý hơn đất nước, con người nơi đây. 

Cùng Sông Hàn Tourist tìm hiểu về Nhật Bản chân thực qua các tour du lịch sau: https://songhantourist.com/tour-du-lich/tour-nhat-ban

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công ty TNHH TM Du lịch và Dịch vụ Sông Hàn - Chi nhánh TP.HCM

Địa chỉ: Lửng 01, tầng lửng, Tòa nhà Trung tâm Tài chính Bảo Việt, 233 Đồng Khởi, P.Bến Nghé, Q.1

Hotline: 02873012939

Email: [email protected]

Bản quyền thuộc về Công ty TNHH TM Du Lịch và Dịch vụ Sông Hàn
Giấy phép kinh doanh số 0400423715 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Đà Nẵng cấp ngày 27/05/2002
Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế số: 48-016/2022/TCDL-GPLHQT được Tổng cục Du lịch cấp lần 2 ngày 12/08/2022