Hạt Gạo Nhật Bản

GẠO NHẬT ĐƯỢC TRỒNG THẾ NÀO? 

Cội nguồn từ 2 chữ “ bát”

Nông nghiệp lúa nước của Nhật bắt đầu cách đây khoảng gần 3000 năm. Đó là cả quá trình lịch sử đầy thách thức với một đất nước không được thiên nhiên chiếu cố như Nhật Bản.

 Trong chữ Hán chữ Gạo – 米― MỄ- được tạo thành từ 2 chữ “ Bát” . Ký tự này  còn mang ý nghĩa rằng để tạo ra hạt ngọc của trời người Nhật phải trãi qua hơn 8 công đoạn. Thể hiện công sức không hề nhỏ của nông dân Nhật.

Thời tiết mùa xuân là thời điểm vàng “ đánh thức” các lĩnh vực. Tháng tư khi những cội hoa anh đào khoe sắc rực rỡ. Không chỉ các công ty Nhật bắt đầu vào tháng Tư mà nông nghiệp Nhật cũng tương tự, việc trồng lúa cũng không ngoài quy luật đó. Nông dân Nhật bắt đầu chuẩn bị công việc canh tác vào mùa Xuân, gieo những hạt thóc giống vào mùa Hạ và thu hoạch vào mùa Thu.

Gieo giống

 

Những hạt thóc giống mẩy tròn

 

Để sản xuất ra những hạt gạo hàng đầu thì khâu chuẩn bị không thể xem nhẹ. Thóc giống là những hạt mẩy tròn tốt nhất được lựa chọn cẩn thận từ vụ mùa năm trước. Đất trồng được chuẩn bị chu đáo. Đất được cày lên tơi xốp để dễ thấm nước. Thóc giống được gieo sẽ dễ nảy mầm hơn. Thóc giống nảy mầm đến một độ dài nhất định khoảng 3-4 inch sẽ được nhổ lên và gieo ở một đám ruộng khác. Trước đây công đoạn này được làm hoàn toàn bằng tay, nhưng ngày nay máy móc có thể giúp ích nhiều hơn. Những cội rễ bé nhỏ từ mạ non nhanh chóng bén đất mới nhờ bàn tay chăm sóc tận tâm của con người.  

   Chăm sóc  

Lúa gạo là lúa nước nên nước là nhân tố sống còn cho sự phát triển của cây lúa. Việc quản lý nước trên đồng ruộng là việc làm hết sức quan trọng. Người Nhật tận dụng hết những ưu ái của thiên nhiên vào canh tác lấy nước từ sông hồ đối với những vùng đồng bằng. Còn những vùng đồi núi nông dân Nhật cũng sử dụng chế độ canh tác trên ruộng bậc thang như Việt Nam.  Những bậc thang thấp dần thấp dần giúp tận dụng tối đa nguồn nước mưa vào mùa hạ. 

Hình ảnh ruộng bậc tháng  được chụp ở Nara, nguồn Flicker

“ Tốt lúa thì tốt cỏ”. Cỏ dại và dịch hại là điều lưu tâm không nhỏ của nông dân, họ phải nhỏ cỏ và diệt các loài có hại cho cây lúa trong suốt vụ mùa. Trong một số trường hợp nghiêm trọng có nông dân Nhật vẫn phải sử dụng các loại thuốc diệt cỏ trong danh mục được chính phủ cho phép sử dụng.

Thu hoạch 

Đã đến mùa gặt lúa rồi :))

 

Mùa Hạ qua đi mùa Thu đầy nắng ấm đến là hồi chuông  báo hiệu mùa thu hoạch. Những hạt thóc vàng mẩy dần trở nên cứng chắc dưới nắng thu. Nước trên cánh đồng cũng được tháo ra để đất trở nên khô lại thuận tiện cho việc thu hoạch. Người Nhật đâu đó vẫn còn áp dụng gặt tay cho lúa, những thân cây lúa được gặt bằng dụng cụ chuyên dụng như lưỡi hái của Việt Nam. Lúa gặt xong bó lại thành bó và “ đập” cho hạt rơi ra. Lúc này họ sẽ tỉ mẩn lựa những hạt thóc giống cho vụ mùa sang năm.

Thóc được phơi khô và chà hết vỏ trấu thành gạo. Trước khi mang đến chợ hay siêu thị bán gạo sẽ được đưa đến hợp tác xã nông nghiệp ở nơi canh tác kiểm tra chất lượng. Đảm bảo những hạt hư hỏng kém chất lượng được loại bỏ hoàn toàn. 

Những khung cảnh thật đẹp đúng không nào ?!

 

Để dung hòa nông nghiệp với thiên nhiên khắc nghiệt là thử thách không hề nhỏ. Chống chọi hiền hòa giữ canh tác và dịch bệnh là điều rất khó. Nhưng người Nhật bằng sự khéo léo của mình họ đã có thể dung hòa tất cả. Nông dân luôn tạo ra những sản phẩm nông nghiệp chất lượng nhất. Đó chính là lý do để cả thế giới yêu thích nông sản Nhật Bản nói chung và gạo Nhật nói riêng. Sưu tầm.

Bản quyền thuộc về Công ty TNHH TM Du Lịch và Dịch vụ Sông Hàn
Giấy phép kinh doanh số 0400423715 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Đà Nẵng cấp ngày 27/05/2002
Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế số: 48-016/2022/TCDL-GPLHQT được Tổng cục Du lịch cấp lần 2 ngày 12/08/2022