Vườn táo thần kỳ của ông Kimura

Nhắc đến táo Nhật Bản, bạn không thể bỏ qua thương hiệu táo của tỉnh Aomori. Ở đây, có một người đàn ông đã dành 11 năm thử thách để đi ngược lại với đám đông. Việc trồng cây táo không sử dụng phân bón và thuốc hóa học gần như là không thể ở Nhật Bản những năm 70-80. Thế nhưng, người đàn ông đơn độc ấy đã chạm tới quả ngọt phía cuối con đường.

Vào tháng 12 năm 2006, một chương trình truyền kỳ “Tác phong của chuyên gia” do đài NHK thực hiện về cách trồng táo đặc biệt của ông Kimura đã tạo lên một tiếng vang không tưởng. Chương trình đã phát sóng hơn 100 lần thuận theo yêu cầu của khán giả.

11 năm gian khó

Kể từ năm 1978, ông Kimura không sử dụng thuốc trừ sâu và muốn giữ hệ sinh thái nơi đây quay về với thiên nhiên thật sự. Và quãng thời gian gian khó bắt đầu.

Năm thứ 1 không dùng thuốc trừ sâu, lá cây táo vàng từng mảng và rụng khiến cho khu rừng trơ trụi.

Năm thứ 2, trên cây táo có đầy công trùng. Ông đã thử nhiều cách như tưới giấm, rượu hay nước tỏi đều không có tác dụng.

Dù đã dùng thử mọi cách tự nhiên để trừ khử những chú sâu nhưng không có tác dụng 

Năm thứ 4 và 5, vườn táo ngoài bị tàn phá bởi bệnh rụng lá thì còn xuất hiện vô vàn sâu hại. Ông đã phải cùng gia đình dùng tay bắt côn trùng. Ông đã thử nói chuyện với sâu và gắn những tấm bảng “Cảnh cáo côn trùng”.

Ngoài ra, ông Kimura còn trò chuyện với cây, xin cây đừng khô héo, không kết trái cũng không sao nhưng tuyệt đối đừng chết. Ông xin lỗi chúng vì ông đã quyết định không dùng thuốc khiến chúng tàn tạ như thế này.

Tuy nhiên, có nhiều cây táo vẫn lụi đi nhưng cũng có những cây sống sót. Điều đặc biệt là có những dãy táo ông không cầu xin đều khô héo hết cả. Điều này khiến ông mãi còn ân hận đến bây giờ.

Chuyện cứ như thế kéo dài suốt 11 năm khiến cho 7 người trong gia đình của ông lâm vào tình cảnh khó khăn chật vật từng ngày. 

Cái chết và sự tái sinh

Sau 6 năm ròng vườn táo không có chút thu hoạch nào, nhìn các hộ gia đinh gần đó thu hoạch táo mà vườn của mình trống không. Ông đã nghĩ quẩn mà đi lên núi để tự tử. Bỗng nhiên, ông nhìn thấy trên núi có một cây quả đấu xanh um tươi tốt, xung quanh cỏ rậm rạm, côn trùng khắp mọi nơi. Ông cầm một nắm đất đưa lên miệng nếm thử và ông nhận ra nguyên nhân có thể là do đất.

Khi quay về, ông trồng thêm đậu nành để giúp đất cải thiện hàm lượng ni-tơ. Ông muốn làm cho đất trong vườn táo của mình quay về trạng thái tự nhiên nhiều vi khuẩn, giàu chất dinh dưỡng, độ ẩm cao. Một năm sau đó, vườn táo gần như đã trở thành vườn nguyên sinh với đầy cỏ dại, động vật, côn trùng.

Năm thứ 8 thực hiện nuôi trồng cây táo bằng phương pháp tự nhiên, cuối cùng ở cổng vườn táo đã có bảy đóa hoa và kết thành hai quả táo.

Vào một ngày của năm thứ 9, các nông dân của những ngôi vườn bên cạnh đến báo tin với nhà ông Kimura rằng vườn táo nhà ông đã nở hoa rồi. Ông cùng vợ đến vườn táo, trước mắt là một cảnh tượng xúc động không nói nên lời – hoa đã nở đầy vườn.  

Hoa táo nở trắng vườn sau 9 năm chờ đợi 

Khi bão ập đến, những cây táo khu vườn bên cạnh bị tổn thương nghiêm trọng, riêng chỉ có cây táo trong vườn của ông Kimura thì không bị tổn hại là bao vì rễ đã bám sâu dưới đất mấy chục mét.

Trái táo kỳ diệu   

Có người nói rằng “Khi cắn một miếng, các tế bào toàn thân đều cảm thấy vui vẻ như ăn một thứ tốt đẹp”.

Những trái táo rất đẹp và mang nguồn năng lượng tốt lành của thiên nhiên

Thông thường khi táo vừa cắt ra để một lúc thì táo sẽ ngả sang màu nâu và bắt đầu hỏng. Tuy nhiên, táo của ông Kimura để 2 năm vẫn không hỏng, chỉ có khô héo nhưng vẫn tỏa mùi thơm như trái cây khô. 

Một người giải thích rằng chính phương pháp trồng quay về tự nhiên của ông đã giúp cho trái táo không bị hỏng. Những thứ càng xa rời tự nhiên thì sẽ càng nhanh bị hư hỏng, sau đó bị loại bỏ khỏi tự nhiên.

Cây táo tự kiếm soát sâu bệnh

Số lượng vi khuẩn trên lá cây táo của ông Kimura nhiều hơn những cây táo bình thường khác. Khi bị bệnh, cây sẽ cắt dinh dưỡng cung cấp cho lá cây bị bệnh và làm rụng những chiếc lá đó. Còn khi bị sâu bệnh nghiêm trọng, có rất nhiều loài côn trùng như ong làm tổ trên cây ăn những con sâu đó. Khi sâu đã giảm đi, những con côn trùng cũng tự nhiên giảm đi. Ta có thể thấy rằng, chỉ cần giao cho thiên nhiên thì thiên nhiên sẽ tìm cách tự cân bằng.

Sự bền bỉ của “kẻ ngốc”

Ông Kimura nhận định: “Tôi giống như một kẻ ngốc, cố chấp 11 năm mới bắt đầu có thu nhập, cây táo cũng không chịu nổi tôi nên đành phải ra hoa.” - ông cười.

Ông vẫn thường hay trò chuyện cùng những cây táo 

Ai cũng khen ngợi ông Kimura kiên trì, nhưng ông lại một mực cho rằng “Thật ra thì không phải là tôi, mà chính là những cây táo đã rất nỗi lực. Đây không phải là tôi khiêm tốn, mà tôi thật lòng nghĩ vậy”.

Đọc đến đây chắc hẳn bạn đã hiểu vì sao tạp phát sóng vườn táo của ông Kimura lại được đón nhận nhiệt tình như thế rồi phải không. Nếu có cơ hội, bạn hãy thử đến Nhật Bản và tham quan vườn táo 8,800 m2 của ông nhé. 

Bản quyền thuộc về Công ty TNHH TM Du Lịch và Dịch vụ Sông Hàn
Giấy phép kinh doanh số 0400423715 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Đà Nẵng cấp ngày 27/05/2002
Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế số: 48-016/2022/TCDL-GPLHQT được Tổng cục Du lịch cấp lần 2 ngày 12/08/2022