Bên cạnh những cảnh đẹp tuyệt vời, Nhật Bản còn chứa đựng nhiều bí ẩn chưa có lời giải đáp. Một trong số đó phải kể đến khu rừng tự sát Aokigahara nằm cách Tokyo 100km. Cùng Sông Hàn Tourist tìm hiểu những bí mật ít ai biết về nơi rùng rợn này nhé!
Khu Rừng Tự Sát Aokigahara Nằm Ở Đâu?
Rừng Aokigahara có diện tích lên đến 3500ha, nằm tại phía Tây Bắc của núi Phú Sĩ và thuộc địa phận của tỉnh Yamanashi. Nếu những ai chọn trạm 5 để chinh phục núi Phú Sĩ sẽ có cơ hội đi qua khu rừng nổi tiếng này của Nhật Bản.
Khu rừng tự sát nổi tiếng với mọi người (Nguồn: Flickr)
Đây là một khu rừng rậm rạp được tạo bởi nham thạch của núi lửa vào năm 864 Sau Công Nguyên. Khu rừng có chứa hàm lượng sắt cực kỳ cao cùng sự ẩm thấp khiến nơi này cực kỳ lạnh và mang đến cảm giác rùng rợn. Nếu đi sâu khoảng 2km bạn sẽ hoàn toàn không cảm nhận được sự sống bên ngoài. Đồng thời những thiết bị định vị GPS và la bàn cũng gần như không hoạt động.
Sự Thật Về Rừng Tự Sát Aokigahara
Nhật Bản mỗi năm có đến hơn 20,000 người kết liễu cuộc đời và đứng thứ 2 trên thế giới về số vụ tự tử sau Hàn Quốc.Và rừng Aokigahara chính là nơi được nhiều người chọn để kết thúc mạng sống của chính mình.
1. Mỗi Năm Có Hơn 105 Người Tự Vẫn
Aokigahara - Khu rừng tự sát phổ biến nhất xứ Phù Tang và đứng thứ 2 trên thế giới về số vụ tự sát. Hiện tại, nơi này đứng sau Cầu Cổng Vàng ở San Francisco, Mỹ.
Nhật Bản có số lượng người tự tử đứng thứ 2 thế giới (Nguồn: Flickr)
Theo thống kê, hầu hết những vụ tự sát tại đây nhiều nhất là những người đàn ông độ tuổi 30-40 tuổi. Họ là một trong những người thuộc tầng lớp cao của xã hội, chủ tịch tập đoàn hoặc người giữ vị trí cao trong công ty. Sau mỗi vụ sụp đổ hoặc thoái trào về kinh tế thì số vụ tự tử tại Aokigahara tăng lên đáng kể.
2. Số Liệu Về Người Chết Được Hạn Chế Công Bố
Thời gian gần đây, chính phủ Nhật Bản hạn chế công bố về số người tự tử tại khu rừng tự sát Aokigahara. Lý do là kể từ thời điểm công bố tin tức này đã khiến cho người dân nước này trở nên hoang mang tột độ. Vì vậy, các nhà chức trách và chính quyền dừng việc cập nhật số liệu. Thay vào đó là có những biện pháp thiết thực nhằm giảm thiểu số người tự tử.
Chính phủ hạn chế công bố lượng người chết (Nguồn: Flickr)
3. Cảnh Quan Khu Rừng Huyền Bí Đến Đáng Sợ
Khi tìm hiểu về Nhật Bản, nhiều người cho rằng Aokigahara là nơi đáng sợ không chỉ bởi số vụ người chết mà còn là khung cảnh u ám của nơi đây.
Rừng xanh rậm rạp không nhìn thấy ánh mặt trời (Nguồn: Flickr)
Khu rừng rậm rạp với những tán cây cổ thụ cực to và những bộ rễ mọc lởm chởm không đồng đều. Những cây xanh cao đến nổi che khuất ánh sáng mặt trời, khiến cho nơi này càng thêm lạnh và tối mù mịt hơn mặc dù đi vào ban ngày. Chính vì thế, Aokigahara còn được gọi với cái tên là Jukai có nghĩa là “biển cây”.
4. Sợi Dây Thừng Và Ruy Băng
Dạo qua khu rừng tự xác trong chuyến hành trình khám phá Nhật Bản bạn sẽ bắt gặp những sợi dây thừng và dây ruy băng được cột vào thân cây. Thoạt nhìn, trông dây thật đáng sợ bởi chúng mang là biểu tượng của ranh giới giữa sự sống và cái chết.
Sợi dây ruy băng dẫn ra đường chính (Nguồn: Flickr)
Những người đang do dự về quyết định tự vẫn tại khu rừng tự sát sẽ lấy dây này để làm dấu. Nếu họ suy nghĩ lại thì sẽ dùng dây này để tìm đường ra. Vì thế, tầm hơn 1km đầu bạn sẽ thấy có vô số những sợi dây khác nhau. Có nhiều dây đã mọc rong trên đó chứng tỏ việc tồn tại nhiều năm. Mặc khác, nhiều người sử dụng dây thừng để buộc lên cây và tự vẫn bằng hình thức treo cổ.
Ngoài ra, đội cứu trợ cũng dùng dây này để đánh dấu đường đi khi vào bên trong cứu người hoặc khiêng xác chết ra khỏi khu vực rừng.
5. Đồ Dùng Cá Nhân Nằm Rải Rác
Tiến vào rừng Aokigahara, bạn sẽ bắt gặp nhiều vật dụng cá nhân như bình đun nước, ly tách, chén dĩa, đũa muỗng và lều trại nằm rải rác khắp nơi. Đây là vật dụng của những người ưa mạo hiểm và khám phá. Tuy nhiên, có một số nguồn tin cho rằng những vật dụng trong đây một lượng lớn thuộc về những người xấu số. Họ đang phân vân về quyết định của mình, vì thế họ quyết định sống thử một vài ngày trong Aokigahara và sau đó sẽ đưa ra lựa chọn trở về hoặc ra đi vĩnh viễn.
Nhiều vật dụng cá nhân được tìm thấy khắp nơi (Nguồn: Flickr)
6. Một Số Tác Phẩm Văn Học Phổ Biến Hình Thức Tự Tử Tại Aokigahara
Tiểu thuyết Kuroi Jukai ra mắt năm 1960 của nhà văn Seicho Matsumoto lần đầu tiên viết về Aokigahara như một sự lựa chọn để kết liễu cuộc đời cùng cuộc tình bi thương của nam nữ nhân vật chính.Tuy nhiên, không thể phủ nhận được tác phẩm đã làm ảnh hưởng đến văn hóa Nhật Bản và tác động đến việc chọn tự tử để giải thoát cuộc đời của một số người.
Nhiều cách tự tử khác nhau tại khu rừng tự sát (Nguồn: Flickr)
Chưa dừng lại ở đó, năm 1993 tác giả Wataru Tsurumi đã viết "Hướng dẫn tự tử toàn tập" đã khiến số người tự tử ở khu rừng này tăng lên. Ông còn ví Aokigahara như 1 "nơi hoàn hảo để chết". Nhiều người khi tìm hiểu về Nhật Bản và đến đây đã tìm thấy cuốn sách này như vật còn sót lại của những người xấu số.
7. Mùa Tự Tử?
Nếu như mùa xuân là mùa được nhiều du khách chọn lựa để ngắm hoa và khám phá Nhật Bản thì tháng 3 của mùa xuân được xem là mùa tự tử cao nhất nước Nhật.
Một số nhà thờ nhỏ được lập tại rừng sâu (Nguồn: Flickr)
Mỗi năm vào tháng 3 sẽ có những thông tin về lượng người tự tử tăng cao đột biến. Bởi đây là mùa kết thúc một kỳ kinh tế của nước Nhật, đánh giá sự thành bại của con người hoặc một tổ chức nào đó. Chính vì thế, đã có không ít người không chịu nổi áp lực và phải đi đến cái chết bi thảm tại khu rừng sâu.
8. Nỗ Lực Của Chính Phủ Nhật Bản Và Người Dân
Tại lối vào khu rừng tự sát Aokigahara, bạn sẽ bắt gặp một tấm bảng gỗ có kích thước lớn với nội dung: "Cuộc sống của bạn là món quà quý giá do cha mẹ trao. Hãy nghĩ về họ và những người thân trong gia đình. Bạn không phải chịu đựng một mình. Hãy nói chuyện với cảnh sát trước khi quyết định kết thúc cuộc đời" hay "Hãy cân nhắc, hãy nghĩ cẩn thận về những đứa trẻ và gia đình của bạn".
Tấm biển có nội dung xoa dịu, an ủi người có ý định tự tử (Nguồn: Flickr)
Đồng thời, chính quyền còn cử người giám sát khu vực bên ngoài và những đội tuần tra hoạt động liên tục nhằm giảm thiểu tình trạng tự tử. Ngoài ra, các tình nguyện viên còn đến đây để hỗ trợ khuyên nhủ, chia sẻ với những người có ý định tự sát để họ suy nghĩ lại.
Không thể phủ nhận chính sự huyền bí của khu rừng cùng nhiều câu chuyện người ta kết liễu đời mình tại đây đã khiến nhiều người tò mò, mong muốn khám phá Nhật Bản ở một góc nhìn khác. Tuy nhiên, việc tự tử thể hiện sự áp lực đến tột cùng và nhắc nhở chúng ta nên có một cuộc sống cân bằng bất kể ở độ tuổi nào.
Cùng tìm hiểu nhiều nét văn hóa Nhật Bản đặc biệt khác tại đây: https://songhantourist.com/van-hoa
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Công ty TNHH TM Du lịch và Dịch vụ Sông Hàn - Chi nhánh TP.HCM
Địa chỉ: Lửng 01, tầng lửng, Tòa nhà Trung tâm Tài chính Bảo Việt, 233 Đồng Khởi, P.Bến Nghé, Q.1
Hotline: 02873012939
Email: [email protected]