Mưa sao băng Orionids

Đêm ngày 21, mừa sao băng Orionids đạt đỉnh điểm.

fotolia

Đêm ngày 21, mừa sao băng Orion đạt đỉnh điểm.

Thời điểm từ giữa đêm đến rạng sáng

Mưa sao băng thường kéo dài từ mùng 2 tháng 10 đến mùng 7 tháng 11 hàng năm. Hiện tượng cực điểm cũng xuất hiện trong năm nay.
]「ぐんま天文台」HP Đài quan sát thiên văn Gunma

Theo Đài quan sát thiên văn quốc gia Nhật Bản, mưa sao băng bắt đầu khoảng từ 10 giờ tối, nhưng cực điểm thích hợp để quan sát là quá nửa đêm.  

Khuyến nghị quan sát ngược hướng với mặt trăng

Thông thường, vào đêm cực điểm, Orionids có thể đạt 20 - 30 sao băng mỗi giờ đối với người quan sát ở mặt đất. Tuy nhiên năm nay rơi vào thời điểm Trăng bán nguyệt cuối tháng, Mặt Trăng ở rất gần chòm sao Orion sẽ là cản trở đối với việc quan sát, nên lượng sao băng giảm chỉ còn 10 - 15 sao băng mỗi giờ. Cố gắng tránh không để ánh trăng chiếu thẳng vào mắt, vì thế quay ngược lưng với Trăng là tốt nhất.  

Sao chổi Halley là "mẹ"

Ad tự hỏi, tại sao "mưa sao băng" lại có thể trông thấy nhiều sao băng nhỉ? Nguyên nhân chính làm xuất hiện mưa sao băng chính là các Sao Chổi. Sao Chổi là những thiên thể quay quanh mặt trời với quỹ đạo Hyperbol hoặc elip rất dẹt. Do được cấu tạo bởi băng, bụi và đá nên khi chuyển động gần Mặt Trời chúng bị tan tạo thành những dải bụi trên quỹ đạo. Nếu các sao Chổi lại đi qua hoặc ở gần quỹ đạo của Trái Đất thì khi Trái Đất chuyển động đến gần điểm giao nhau đó các bụi khí sẽ bay vào trong khí quyển làm xuất hiện rất nhiều sao băng và được gọi là Mưa Sao băng.    
]「国立天文台」HP Đài quan sát thiên văn quốc gia Nhật Bản

Tóm lại, "mẹ" của mưa sao băng Orion là sao chổi Halley, xoay quanh mặt trời trong chu kỳ 76 năm.

 

Bản quyền thuộc về Công ty TNHH TM Du Lịch và Dịch vụ Sông Hàn
Giấy phép kinh doanh số 0400423715 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Đà Nẵng cấp ngày 27/05/2002
Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế số: 48-016/2022/TCDL-GPLHQT được Tổng cục Du lịch cấp lần 2 ngày 12/08/2022