Đến Nhật vào những ngày mùa thu, bạn sẽ không khó bắt gặp những dây hồng vàng ruộm được treo phơi khô dọc mai hiên nhà. Những trái hồng với sắc cam rực rỡ lấp lánh dưới ánh mặt trời là đặc sản chỉ có vào mùa thu Nhật Bản!
Mùa thu Nhật Bản là mùa của quả hồng khô (Nguồn: Flickr)
Quả hồng trong tiếng Nhật được gọi là 柿 Kaki, sai quả chín rộ từ cuối tháng 9 hàng năm. Trên thị trường có rất nhiều loại hồng, trong đó loại quả ăn tươi được thường ngọt giòn, to và không có hạt. Hồng Amaikaki chính là loại nổi tiếng nhất khi mà quả chín vẫn giữ được độ giòn, thơm ngon. Vì thế chúng được người dân và du khách vô cùng ưa chuộng nên trước khi cung cấp ra thị trường chúng phải trải qua kì kiểm tra nghiêm ngặt
Những trái hồng ở Nhật sai trái (Nguồn: Flickr)
Ngoài ra, khi đi du lịch Nhật Bản đến các vùng quê nhưng không ai hái, bạn có thể nhận biết ngay đó là hồng chát. Mặc dù vậy nhưng đây chính là loại làm nên món đặc sản Nhật Bản nổi tiếng. Sau công đoạn chế biến từ hồng chát trở thành hồng khô thì loại quả này được yêu thích khá nhiều và được bán rộng rãi ở nhiều nơi.
Những trái hồng trĩu quả trên cây khô (Nguồn: Flickr)
Một số loại hồng chát ở Nhật như: Tonewase, Fuji, Hiratanenashi, Hachiya, Dojo Hachiya. Trong đó, nổi tiếng nhất là hồng Dojo Hachiya với hương vị ngọt ngào như mật ong. Cách làm hồng khô không khó nhưng đòi hỏi nhiều công sức và sự khéo léo. Đầu tiên là phải chọn quả hồng và hái nguyên cuống những quả hồng chín. Sau đó để thêm từ 3 đến 7 ngày cho hồng mềm và ngọt hơn rồi mới bắt đầu chế biến.
Hồng được chọn lựa kỹ lưỡng trước khi sơ chế (Nguồn: Flickr)
Nếu có cơ hội chiêm ngưỡng mùa thu Nhật Bản, bạn sẽ bắt gặp những người nông dân đang gọt vỏ quả hồng với cách làm nhanh tay và điêu luyện. Tiếp đến họ ngâm qua rượu sake và buộc dây vào từng cuống của quả hồng treo lên cao. Đối với những quả không có cuốn người ta sẽ thay bằng cách đóng đinh. Tại từng nhà có các giàn leo dùng riêng cho việc phơi hồng. Nơi này phải thật khô ráo, thoáng mát và có thể đón ánh nắng mặt trời.
Trải qua nhiều công đoạn phơi ngoài trời, sẽ thu được hồng thành phẩm có lớp phấn trắng bên ngoài. Tổng thời gian để chế biến ra quả hồng treo gió mất khoảng 40 ngày.
Hồng được treo lên dây để làm khô (Nguồn: Flickr)
Bạn có thể dễ dàng tìm mua hồng khô ở những cửa hàng, siêu thị khi du lịch Nhật Bản. Ngoài ra, bạn cũng có thể tới các nông trại chế biến hồng khô để tham quan và mua sản phẩm tận nơi. Những giá treo hồng khô thành hàng với màu sắc rực rỡ chắc chắn sẽ giúp bạn có thêm những bức ảnh mùa thu Nhật Bản thật độc đáo.
Địa điểm bạn có thể tham khảo và ghé qua ở Yamanashi:
- Địa điểm: Iwanami Nouen
- Địa chỉ: Yamanashi Ken Koshushi Enzakoyashiki 1579-1
- Thời gian mở cửa: từ 10:00~17:00, mùa ngắm hồng treo gió từ tháng 11 đến tháng 12
- Giá vé: 500~3000 yên (Tùy mùa)
Một số người dân địa phương treo hồng tại nhà (Nguồn: Flickr)
Tuy giá thành cao nhưng hồng khô hoàn toàn xứng đáng vì với công sức làm ra và hương vị thơm ngon mà bạn dễ dàng cảm nhận được. Món đặc sản Nhật Bản tuyệt vời này có thể dùng làm quà tặng hoặc dùng khi thưởng thức với trà. Những quả hồng ngọt lịm, dẻo dẻo dai dai hòa quyện cùng vị trà đăng đắng, chan chát sẽ mang lại cảm giác vô cùng tuyệt vời. Đừng bỏ lỡ món hồng khô khi chào đón mùa thu Nhật Bản bạn nhé.
Khám phá du lịch Nhật Bản khi tham gia các tour du lịch tại Sông Hàn Tourist: https://songhantourist.com/tour-du-lich/tour-nhat-ban
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Công ty TNHH TM Du lịch và Dịch vụ Sông Hàn - Chi nhánh TP.HCM
Địa chỉ: Lửng 01, tầng lửng, Tòa nhà Trung tâm Tài chính Bảo Việt, 233 Đồng Khởi, P.Bến Nghé, Q.1
Hotline: 02873012939
Email: [email protected]