Khám Phá 5 Lễ Hội Mùa Xuân Hoành Tráng Tại Nhật Bản

Mùa xuân Nhật Bản còn được gọi là mùa của những lễ hội. Cùng Sông Hàn Tourist khám phá lễ hội mùa xuân và những hoạt động truyền thống đặc sắc của Xứ sở Phù Tang nhé!

Mùa xuân là mùa có nhiều lễ hội nhất tại xứ sở mặt trời mọc

Mùa xuân là mùa có nhiều lễ hội nhất tại xứ sở mặt trời mọc (Nguồn: Internet)

1. Tết truyền thống Oshougatsu

Giống với hầu hết các nước trên thế giới, mùa xuân Nhật Bản mở đầu bằng lễ hội chào đón năm mới đặc biệt nhất trong năm - Oshougatsu. Oshougatsu trong tiếng Nhật có nghĩa là tháng Giêng, là ngày lễ khởi đầu cho một năm mới thịnh vượng. 

Mùa xuân Nhật Bản đón tiếp hàng triệu lượt khách tham quan và du xuân

Mùa xuân Nhật Bản đón tiếp hàng triệu lượt khách tham quan và du xuân (Nguồn: Internet)

Theo truyền thống, người Nhật ăn tết cổ truyền theo lịch của Trung Hoa. Tuy nhiên đến năm 1873, Nhật Hoàng ra lệnh thay đổi thời điểm diễn ra ngày tết Oshougatsu thành ngày 1 tháng 1 theo dương lịch. "Nhật Bản đã bỏ âm lịch để sử dụng dương lịch vì những đòi hỏi của nền kinh tế khi đó.” phát ngôn của công sứ viên Nhật - Hideo Suzuki trong lần trao đổi với báo chí Việt Nam.

Đi chùa cầu bình an là hoạt động truyền thống của người Nhật vào ngày Tết

Đi chùa cầu bình an là hoạt động truyền thống của người Nhật vào ngày Tết (Nguồn: Internet)

Giống như Việt Na, ngày tết Oshougatsu cũng diễn ra các hoạt động truyền thống. Người Nhật sẽ lau dọn nhà cửa và treo những cây tre hoặc bùa hộ mệnh trước cửa nhà. Họ tin rằng cây tre mang đến sự may mắn, phước lành và bùa hộ mệnh có thể xua đuổi tà ma, đón một năm mới hoành tráng.

Truyền thống đón tết đặc sắc của người Nhật không thể không kể đến các buổi họp mặt gia đình để ăn uống, quây quần và lì xì cho trẻ em vào ngày lễ tết. Nếu có dịp du lịch Nhật Bản vào dịp Tết Dương lịch, bạn sẽ được chiêm ngưỡng nét văn hóa đặc sắc này.

Gia đình truyền thống Nhật Bản đón tết cùng nhau

Gia đình truyền thống Nhật Bản đón tết cùng nhau (Nguồn: Internet)

2. Lễ hội ngắm hoa anh đào Hanami 

Không phải ngẫu nhiên mà người ta xem hoa anh đào là biểu tượng đặc sắc của nước Nhật. Hoa anh đào có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới, tuy nhiên thưởng hoa trong văn hóa Nhật Bản mới là điểm đặc biệt gây ấn tượng với bạn bè 5 châu. 

Các gia đình quây quần dưới tán cây anh đào dịp lễ Hanami

Các gia đình quây quần dưới tán cây anh đào dịp lễ Hanami (Nguồn: Internet)

Hanami - lễ hội ngắm hoa anh đào truyền thống có nguồn gốc từ thời Nara vào năm 710. “Hana” trong tiếng Nhật là hoa và “mi” có ý nghĩa là ngắm. Lễ hội này thường diễn ra từ khoảng cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 - thời điểm hoa anh đào đang nở rộ tại Nhật. 

Cảnh tượng đường phố đông đúc mỗi dịp lễ Hanami

Cảnh tượng đường phố đông đúc mỗi dịp lễ Hanami (Nguồn: Internet)

Trong 10 ngày diễn ra lễ hội, mùa xuân Nhật Bản rộn ràng với tiếng cười nói của mọi người. Bên cạnh đó còn có sự góp phần của những món ăn độc đáo chỉ có vào mùa xuân. Dưới những gốc cây anh đào là hình ảnh những gia đình hoặc các nhóm bạn đang quây quần và cười nói rôm rả. 

Người Nhật du xuân, thưởng ngoạn hoa anh đào trong ngày lễ Hanami truyền thống

Người Nhật du xuân, thưởng ngoạn hoa anh đào trong ngày lễ Hanami truyền thống (Nguồn: Internet)

3. Lễ hội Sanja

Xứ sở Phù Tang vốn nổi tiếng với nhiều vị thần được người dân sùng bái, trong đó có thể kể đến lễ hội Sanja. Sanja là lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ 3 vị thần đã lập ra đền Sensoji. Lễ hội này được tổ chức tại Tokyo vào tuần thứ 3 của tháng 5 hằng năm. 

Đường phố đông đúc ngày diễn ra lễ hội Sanja

Đường phố đông đúc ngày diễn ra lễ hội Sanja (Nguồn: Internet)

Vào ngày diễn ra lễ hội Sanja, người dân nô nức xuống đường để chiêm ngưỡng nghi lễ rước kiệu truyền thống. Trong khuôn viên lễ hội có hơn 100 đền thờ lưu động được mang đi diễu hành. Hoạt động tín ngưỡng này có ý nghĩa cầu chúc cho các doanh nghiệp tại địa phương làm ăn phát đạt, thịnh vượng trong năm mới.

Người dân Nhật Bản nô nức chào đón lễ hội Sanja

Người dân Nhật Bản nô nức chào đón lễ hội Sanja (Nguồn: Internet)

4. Lễ hội Cá chép Koinobori

Lễ hội Cá chép Koinobori là một trong những lễ hội đặc biệt nhất, góp phần tạo dấu ấn cho mùa xuân Nhật Bản.

Cùng với lễ hội Hina Matsuri dành cho các bé gái, lễ hội Koinobori là một nét văn hóa không thể thiếu trong lòng người Nhật.

Cùng với lễ hội Hina Matsuri dành cho các bé gái, lễ hội Koinobori là một nét văn hóa không thể thiếu trong lòng người Nhật. (Nguồn: Internet)

Nếu Himamatsuri là ngày lễ dành cho các bé gái thì Koinobori Matsuri là lễ hội dành cho các bé trai tại xứ sở hoa anh đào. Lễ hội này diễn ra từ cuối tháng 3 đến hết tháng 5 tại Kanta, tỉnh Gumma. Phụ huynh tại Nhật treo cờ cá chép này nhằm cầu chúc cho các bé trai có sức khỏe cường tráng và tinh thần dũng mãnh. Hình ảnh những lá cờ đầy màu sắc trên nền trời xanh tạo khung cảnh rực rỡ vào mùa xuân. 

Gia đình có con trai thường treo cờ cá chép đầy màu sắc trước cửa nhà trong dịp lễ hội

Gia đình có con trai thường treo cờ cá chép đầy màu sắc trước cửa nhà trong dịp lễ hội (Nguồn: Internet)

Trong lễ hội này người ta hay làm Obento hình cá chép, làm bánh tro Chimaki hoặc Kashiwa Mochi nhân đậu đỏ. Những món ăn này có ý nghĩa quan trọng, như một lời khẩn cầu trời Phật ban sức khỏe đến cho các bé trai, tránh các bệnh tật, xui rủi. 

Món bánh Kashiwa Mochi là món đặc trưng trong lễ hội cá chép

Món bánh Kashiwa Mochi là món đặc trưng trong lễ hội cá chép (Nguồn: Internet)

5. Lễ hội búp bê Nhật Bản - Hina Matsuri

Bên cạnh lễ hội cá chép Koinobori dành cho các bé trai, văn hóa Nhật Bản còn dành riêng một ngày lễ quan trọng cho các bé gái với tên gọi Hina Matsuri. Những lễ hội đặc biệt này cho thấy người Nhật luôn trân trọng những “mầm non” và đặt kỳ vọng, mong ước vào thế hệ này. 

Búp bê Hina đặc sắc trong văn hóa Nhật Bản, được làm thủ công cực kỳ công phu

Búp bê Hina đặc sắc trong văn hóa Nhật Bản, được làm thủ công cực kỳ công phu (Nguồn: Internet)

Lễ hội búp bê Hina bắt nguồn từ hoạt động tín ngưỡng của người dân vào thế kỉ 11. Những gia đình quý tộc sẽ thả những con búp bê giấy xuống sông hoặc biển để mang đi hết những điều xấu, giúp con gái họ lớn lên khỏe mạnh, hạnh phúc. 

Hằng năm, lễ hội búp bê Hina được diễn ra vào đầu tháng 3 tại nhiều tỉnh thành ở Nhật. Để có cơ hội trải nghiệm lễ hội văn hóa này, bạn có thể đến một số điểm du lịch Nhật Bản có trưng bày búp bê Hina như: Khách sạn Gajoen (Tokyo), Katsuura (Chiba), đền Ichihime (Kyoko)...

Nhiều tỉnh thành tại Nhật đón mừng lễ hội Hina đặc sắc

Nhiều tỉnh thành tại Nhật đón mừng lễ hội Hina đặc sắc (Nguồn: Internet)

Nhật Bản không chỉ có cảnh đẹp thiên nhiên mà còn chứa đựng cả một nền văn hóa tín ngưỡng lâu đời. Tham gia tour du lịch Nhật để cùng Sông Hàn Tourist hòa vào dòng người đông đúc và chào đón các lễ hội đặc sắc này bạn  nhé!

Tham khảo Tour du lịch Nhật chi tiết tại: https://songhantourist.com/trang/tour-du-lich-nhat-ban.html

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công ty TNHH TM Du lịch và Dịch vụ Sông Hàn - Chi nhánh TP.HCM

Địa chỉ: Lửng 01, tầng lửng, Tòa nhà Trung tâm Tài chính Bảo Việt, 233 Đồng Khởi, P.Bến Nghé, Q.1

Hotline: 02873012939

Email: [email protected]

Bản quyền thuộc về Công ty TNHH TM Du Lịch và Dịch vụ Sông Hàn
Giấy phép kinh doanh số 0400423715 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Đà Nẵng cấp ngày 27/05/2002
Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế số: 48-016/2022/TCDL-GPLHQT được Tổng cục Du lịch cấp lần 2 ngày 12/08/2022