Loại bánh này được làm bởi các kĩ thuật bằng tay đã được truyền từ đời này sang đời khác. Mặc dù tên gọi được phiên âm từ tiếng Nhật đã và đang trở nên phổ biến vượt ra ngoài Nhật Bản, vẫn có kha khá các tên gọi tiếng anh cho món ăn này như fish paste, fish loaf, fish cake, and fish sausage (theo Tsuji, 1980) với nghĩa đại khái là "bánh cá".
Kamaboko đã được làm ra ở Nhật từ thế kỉ 14 sau công nguyên và bây giờ thì đã có mặt trên khắp thế giới.
Được làm từ các nguyên liệu thiên nhiên như: cá thịt trắng, lòng trắng trứng, muối, đường, sốt cá và rượu sake truyền thống. Kamaboko thường không chứa thêm phẩm màu hay gia vị nào khác và cũng không chất bảo quản. Màu trắng của Kamaboko và kết cấu độ đáo đặc trưng của nó hoàn toàn được tạo nên bởi thành phần tự nhiên và là kết quả của sự tương tác giữa cá, nước và muối trong suốt quá trình làm nên sản phẩm.
Thường Kamaboko với hai màu chủ đạo là hồng và trắng.
Một hình dáng khá phổ biến của chả cá là hình lượn sóng có tên Naruto, giống như những hút nước xoáy nổi tiếng gần thành phố Naruto của Nhật Bản. Một lát chả cá Naruto Maki rất thường được thấy trong các món ăn Nhật Bản; ví dụ như ở vùng biển Seattle, thậm chí rất nhiều chuỗi cửa hàng Teriyaki chọn món chả cá này như là một hành phần cho món mì udon. Cũng có khả năng nhà tác gia đã lấy cảm hứng từ hình mẫu xoắn ốc của naruto maki khi đang cố nghĩ ra ý tưởng cho nhân vật cùng tên này.
là yếu tố luôn được tìm thấy trong hầu hết các thể loại mì Nhật Bản...
và được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau...
Nếu bạn đang tìm kiếm loại thực phẩm phản ánh rõ nét nhất hương vị vùng Okhotsk Mombetsu, thì Kamaboko cua sẽ là một đại diện mà bạn không thể bỏ qua. Dĩ nhiên là có rất nhiều loại Kamaboko được bày bán sẵn và rất tiện lợi nếu bạn muốn mua về làm quà lưu niệm, bao gồm cả kamaboko hạng sang với thịt sò và cua. Bạn hoàn toàn có thể chuẩn bị tại nhà hoặc nếm thử Kamaboko trực tiếp tại rất nhiều các trung tâm trong thành phố Mombetsu. Fei