Nét đẹp tinh thần từ nghệ thuật Kintsukuroi

Kintsugi - hay còn gọi là Kintsukuroi (“golden mend”), nghệ thuật "lấy vàng hàn gắn" độc đáo của riêng đất nước Nhật Bản.  Kĩ thuật điêu luyện cùng đôi bàn tay khéo léo, dùng sơn trộn với bột ánh vàng hay bạc, người Nhật tái sinh những món đồ gốm đã nứt vỡ trở lại lành lặn, thậm chí đẹp hơn bội phần với ý niệm đằm thắm đi cùng mỗi "đường khâu". 2cd7ca4cebd5dfe7c7a3f809c9c4b0f130f1ed66_re Chuyện có kể lại rằng, vào cuối thế kỉ 15, người Nhật có gửi một chén uống trà do Trung Quốc làm ra về lại bản quốc để sửa chữa nhưng sản phẩm nhận về trông còn tệ hơn ban đầu nên người Nhật lại bắt đầu tìm kiếm chút gì đó bắt mắt và nghệ thuật hơn. Chính những tìm tòi đó đã đánh dấu sự ra đời của nghệ thuật Kintsukuroi. Với lịch sử 500 năm dùng vàng để kết gắn, những người thợ thủ công Nhật Bản không hề bỏ đi một mảnh vỡ nào mà đính chúng lại với nhau tạo nên những món sản đồ thủ công đầy tính thẩm mỹ và nghệ thuật. Những vết nứt vỡ sẽ lại còn đẹp hơn nguyên bản vạn lần, là chính mình dù không thật toàn vẹn đôi khi vẫn đẹp hơn sự hoàn hảo. Với áp lực của việc phải trở nên hoàn hảo đối với hầu hết con người trên thế giới này, dẫn đến ý nghĩ rằng  sự đấu tranh và những vết xước thật sự sẽ khiến chúng ta phải "chết đi trong lòng một ít". Nhưng nếu thật sự thấm ngấm được tinh thần mà Kintsukuroi muốn truyền tải, có lẽ bạn sẽ nhìn nhận chính sự đổ vỡ như những mảnh ghép làm nên sức mạnh đặc biệt giá trị cho bản thân. kintsukuroi-2 Cũng giống như những vật vô tri như tách, chén đĩa, chúng ta rồi sẽ trải qua những cú sốc cũng như sự tổn thương. Những lúc như thế, bản thân sẽ phản xạ vô điều kiện mà né tránh những gì làm ta đau nhiều nhất có thể. Những lúc phải đi qua những mảnh vỡ ấy, hãy nhớ rằng rất có thể đấy sẽ chính là cơ hội giúp những năng lượng trong bạn trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Và chớ có để người khác thấy một bản thân bạn đầy vết xước, yếu đuối hay không đủ tốt  theo tiêu chuẩn của họ. 6a1c55ed47492162146902cc846500c2_re Có lẽ bạn vẫn thường hay nghe nhiều người nói, chúng ta vẫn nên là chiếc cốc với một nửa nước hơn là một chiếc cốc hoàn toàn trống rỗng. Nghệ thuật này cũng chính là một kiểu gì đó rất lạc quan trong cách suy nghĩ của người Nhật, những người đã chấp nhận sự nứt vỡ và việc sữa chửa chúng như là một phần lịch sử của món đồ, hơn là chỉ xem đấy như một sự lấp liếm không hơn không kém.

 Fei.
Bản quyền thuộc về Công ty TNHH TM Du Lịch và Dịch vụ Sông Hàn
Giấy phép kinh doanh số 0400423715 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Đà Nẵng cấp ngày 27/05/2002
Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế số: 48-016/2022/TCDL-GPLHQT được Tổng cục Du lịch cấp lần 2 ngày 12/08/2022